Advertisment

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Cách dùng loa, bắt loa sao cho hiệu quả.


Khi bạn cầm trên tay 1 chiếc loa, ít người chú ý và lý giải cụ thể "Tại sao loa có hình thù như vậy?" Đã không hiểu rõ cụ thể về kết cấu loa, thì không thể nào bạn bắt đúng vị trí mà chiếc loa có thể mang lại Vàng Trắng cho nhà Yến của bạn. Trong giới nuôi Yến, vấn đề học lóm, tự chế, tự xử hầu như ít mang lại hiệu quả. Bởi vì những người này chưa copy hết 100%, chưa nắm hết nguyên lý căn bản. Vấn đề tự học thì tôi rất hoan nghênh, tự học để phát triển căn nhà Yến của mình thì không thành vấn đề. Chỉ xin đừng cầm kèm búa với 3 tấc lưỡi cùng 1 chút kiến thức copy để đi phá nhà Yến người khác!

Lý do tại sao tôi nói vậy? 
Tôi đã sửa chữa cả trăm căn nhà Yến từ Bắc Trung Bộ đến tận Mũi Cà Mau. Mỗi nhà Yến là mỗi kiểu, nói riêng ở bài này là hình thức bắt loa. Những chủ nhà vì giảm chi phí nên tự nghiên cứu và tự làm cho rẽ thì không nói làm gì, ngay cả những gì gọi là chuyên gia thì cái danh hiệu tự xưng còn quá xa vời, vì cái đơn giản nhất là vị trí bắt loa thì nhìn như nuôi heo trong chuồng gà. Cứ chỗ nào dễ đứng, không cần bắt thang, bắt dàn giáo, đứng được dễ thì cứ bắt, bắt vô tội vạ. Tôi chẳng hiểu bắt vậy để dụ chim hay dụ con gì nữa. Cũng có những cái loa lại đi bắt ngược, chuôi loa thì hướng ra lỗ, miệng loa thì hướng vô trong phòng ổ. Cái này gọi là hút chim ra ngoài nhà chứ không còn là dụ chim vào ổ. Thật không có chỗ nào để diễn tả!

Ngoài việc bắt loa đúng vị trí, bạn nên lựa chọn mẫu loa phù hợp để phát huy đúng công năng của chúng. Có những bạn nghiên cứu chuẩn, bắt đúng, nhưng vì một yếu tố nào đó từ căn nhà bạn, vô tình bạn mắc phải những lỗi sau đây, tôi chia làm 2 loại: Loạn âm và Âm chết/loa chết

1. Loạn âm: âm thanh đi nhiều hướng không trọng tâm, khiến âm thanh vang dội từ các vách va đập tứ phía, khiến chim không xác định được phương hướng chúng ta cần rút. Trường hợp này thường xuyên xảy ra với đường dẫn loa dày đặc (nhiều loa).
VD: bắt loa quá nhiều, nhiều hướng nhưng không trọng tâm, hướng phát loa bị vật cản, bắt loa chồng chéo, loa đôi loa ba trùng lập hướng phát. Lưu ý: không hẳn cứ nhiều loa đã là tốt.

2. Âm chết/Loa chết:
Không phải là loa hư không phát tiếng. Loa chết là loa phát tiếng tại 1 góc độ nào đó, khiến chim luẩn quẩn 1 vị trí hoặc chỉ bu bám loa đó mà không vào thẳng phòng ổ như ta mong muốn. Vị trí loa này giống như 1 khúc cây nằm ngang đường lộ giới. Rất dễ nhận biết và sử lý rất nhanh chóng, dễ dàng.

Cách sử lý: đặt vị trí camera quan sát đường dẫn chim vào nhà, những vị trí chim bu bám tốt cùng việc chim chỉ luẩn quẩn tại đó. Xác định loa chết đó, tháo bỏ chúng, quan sát lại, nếu chim rút vào tốt vậy là bạn đã thành công.
Lưu ý: trường hợp loa chết hiện hữu trong nhà bạn nếu bạn bắt đường dây loa dẫn thật tốt, thật dày, bạn nên lưu ý điều này. Trường hợp nhà bạn chỉ vài chiếc loa rời rạc thì chắc chắn trường hợp này sẽ không xảy ra, đừng cắt bỏ thì càng thảm hơn cho nhà Yến của bạn.

Về việc chọn loại kết cấu loa, vị trí nên xài cho loa ngoài/dẫn

Sau đây tôi xin lấy vài mẫu loa cao cấp của TECNIK (Malaysia), hàng chuyên dụng nuôi Yến, để minh họa cách chọn loa, cách bắt, và vị trí nên dùng trong nhà chim.

Dòng loa AXC200: thích hợp dùng những vị trí bắn tầm xa, trọng tâm 1 điểm. Nhờ vào kết cấu họng loa, âm thanh xuất ra theo hình xoắn ốc, loại rung động này khiến âm thanh được đẩy xa hơn, so với các mẫu loa khác. Thích hợp vị trí loa ngoài trời (phóng, lục giác, miệng lỗ). Vì âm thanh đi về 1 hướng trọng tâm, nên nó rất thích hợp trong khu dân cư, giảm tiếng ồn đáng kể.

Dòng loa AXC300, là loại loa phát tiếng treb chuẩn hơn, trong nhạc Yến thì chúng phát rít cao và chuẩn hơn so với các dòng cùng loại. 2 má loa được bóp lại để âm thanh cộng hưởng từ 2 má loa dồn vào 1 điểm, tạo nên âm rít cực mạnh. Thích hợp: lục giác, miệng lỗ, dẫn dụ. Tầm bắn hạng trung.

Dòng AXC400 là sự kết hợp hài hòa giữa 200 và 300. Kết cấu họng loa hình bầu dục. Loại loa này là loại đặc biệt tôi lưu ý với âm thanh đường dẫn dụ. Chúng phát những tiếng "lạch cạch"- cái mà tôi thường nói là "ngôn ngữ giao tiếp của Yến", cực kì chuẩn, hay nhất mà tôi từng được nghe trong tất cả các dòng loa trên thị trường. Còn lí do tại sao nó hay thì phải hỏi nhà sản xuất. Với kiểu họng loa bầu dục đơn giản, vị trí bắt chúng cũng đơn giản hơn mẫu loa AXC300, tránh được tình trạng loạn âm nhiều hơn. Vị trí thích hợp: dẫn dụ, miệng lỗ. Riêng dẫn dụ vẫn là số 1.

Dòng cuối cùng của seri AXC Tecnik là AXC500. Loại loa khá phổ biến và được xài rộng rãi hơn. Nó có hình dáng dài nhất so với các loại trong seri. Kết cấu 2 cặp má loa khác nhau, dễ dàng trong việc lựa chọn vị trí cho nó. Đứng thì phát cao thấp, nằm thì khuếch tán rộng. Các loại âm thanh trong nhạc Yến hay đồng đều. Nó có thể xài cho tất cả vị trí chơi nhạc ngoài của nhà Yến từ trong nhà hay ngoài nhà.
------------------------------------
Ngoài việc chọn 1 loại loa chuẩn, bạn phải lưu ý họng loa của chúng để bắt vị trí phát tiếng chuẩn nhất. Sau khi đọc xong bài này, hãy lên nhìn lại các loa trong nhà Yến của mình, bạn sẽ thấy những gì tôi nói.

Phần lưu ý cho các loại loa: bất kì loại loa nào được sản xuất, công suất của chuôi loa phù hợp với đặc tính cho họng loa đó. Bạn không nên thay đổi kết cấu họng loa, chúng sẽ không phù hợp. Kết cấu của 1 chiếc loa xịn/tốt, là chiếc loa đã được các kỹ sư nghiên cứu chuẩn từ đầu đến đuôi. Đừng lấy râu ông này mà cắm cầm bà kia nhé!

Loại loa này ít phổ biến trên thị trường do giá thành nó khá cao. Nếu bạn cần xin liên hệ:
- Miền Nam: Mr. Đạt - kythuatnuoiyen.com / yenvuong.com
- Miền Trung: Mr. Hùng - 0905.003.228

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Máy tạo khói siêu âm. Một sản phẩm không thể thiếu cho các nhà Yến thành công!

Máy tạo ẩm siêu âm 1 lõi
Hơn 2 năm qua, máy tạo ẫm siêu âm được áp dụng vào công nghệ nuôi Yến được nhiều người chú ý. Không còn cục mịch như những chiếc máy bơm nước, bơm hơi bằng béc, vừa tốn thời gian vệ sinh đầu béc, vừa lo bị thấm sàn. Hãy nhìn bàn tay tôi và xem nước có đọng lại trên tay không?

Về giá thành không đắt hơn bao nhiêu nếu bạn bắt 1 bộ máy và béc vào nhà Yến, tốn công hơn, nhức đầu hơn. Máy siêu âm chỉ cần mua về, cắm nước và điện vào là có thể xài ngay. Tuổi thọ TB là 2-3 năm, ngang với các dòng máy tạo ẩm khác trong nhà Yến.

Chim đặc biệt thích thú chơi đùa với máy tạo khói này. Những nhà Yến sau khi lắp đặt máy siêu âm, chất lượng tổ có phần đẹp hơn, ít lông hơn hẳn. Nếu nhà bạn chưa có, hãy suy nghĩ về việc lắp đặt nó. Nó là một phụ gia quan trọng đó.

Có một số ít người chưa biết loại máy này. Sản phẩm này bán phổ biến tại các cửa hàng thiết bị nuôi Yến, thiết bị tạo ẩm tại TP. HCM.

Tổ giả ngâm hóa chất - Sản phẩm thành công nhất của tôi!

Một góc phòng căn nhà Yến số 01 của tôi sau việc nâng cấp theo công nghệ chuẩn nuôi Yến 2conyen

Tôi đã từng viết bài nói về công dụng của tổ giả và bạn hãy bắt bắt thật nhiều để dụ chim hiệu quả hơn.

Việc bắt tổ giả phải trọng tâm và theo từng bước.

Giai đoạn 1: những nhà mới phát triển nên bắt tổ điểm trọng tâm. Vì nếu quá nhiều tổ nhưng không có chim ở, chính xác trở thành 1 thành phố hoang (đối với chim), điều đó là hoàn toàn không tốt. TB: 1tổ/1m2

Giai đoạn 2: sau khi chim đã sử dụng 50% tổng số tổ giả, chúng ta lại thêm tổ. TB: 2tổ/m2
Giai đoạn tiếp về sau cũng như vậy. Đừng bao giờ nghĩ tổ giả là tổ giả, tổ thật là tổ thật. Theo tôi đều là 1, quan trọng nhất mà người người nuôi chim đều hiểu là: nhà phải thật nhiều chim ở! Sau khi tháo dỡ toàn bộ tổ giả xốp, tất cả những gì bạn có là cái gì và số chim trong nhà bạn sẽ làm gì ...?!

Tổ giả ngâm hóa chất đang được hoàn thiện thêm tính chất mới nhằm cuốn hút chim mạnh hơn. CTY HAI CON YẾN sẽ cung cấp những bộ tổ giả này có tẩm mùi sẵn cho khách hàng có nhu cầu. Hàng sẽ có mặt trên thị trường vào đầu năm sau. Mong các khách hàng sẽ ủng hộ để phát triển quỹ nghiên cứu cho CTY.


Tổ MẸ BỒNG CON!


Khi đã đi vào công nghệ tổ giả xốp ngâm hóa chất. Các hình thù từ xốp tạo nên là vô vàng hình dạng từ bàn tay của bạn tạo ra, quan trọng là bạn phải chọn cho đúng kích thước phù hợp với vị trí của bạn đặt lên. Chỉ những điều rất đơn giản bạn có thể làm được, nhưng hiệu quả lại đáp ứng đúng nhu cầu của chim Yến. Vậy là thành công. 2 tổ này được hình thành cùng 1 thời gian, thời điểm sinh sản gần như kề nhau. Nhìn hình dưới bạn có thể thấy được 2 cặp chim này đã cho ra trái trứng đầu tiên, và trái thứ 2 có thể sẽ tiếp tục trong vài ngày tới. (Click vào hình để xem rõ hơn)




Công nghệ phát triển tổ tròn, duy nhất tại 2conyen!


Có nhiều lý do ngẫu nhiên mang lại khiến tôi tìm tòi phát triển công nghệ tổ tròn. Đây là 1 trong những tổ tôi đã thành công trong đợt 2 thí nghiệm, xác xuất thành công hiện tại mới 10% trên tổng số khuôn lắp đặt, còn rất thấp. Thí nghiệm đợt 3 đang trong giai đoạn chờ đợi kết quả. Có thể đây là 1 món hàng lạ mà người tiêu dùng có thể sẽ thích thú hơn trong thị trường tổ Yến sào. Riêng về mặt hàm lượng chất bổ và cân trọng không hề thay đổi so với tổ tai thông thường.

UPDATE - Căn nhà Yến (Huế) sau 9 tháng hoạt động!





Một trong những căn nhà Yến thành công do CTY HAI CON YẾN xây dựng, từ phần thô đến kỹ thuật nội thất.
Địa chỉ: 121 Phạm Văn Đồng, TP. Huế
Khai trương: 1/2013
Camera ghi hình: tháng 8/2013
Vị trí Cam.: Phòng VIP cuối nhà

Tự hào là một trong những căn nhà Yến với tốc độ phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, về lĩnh vực dụ nuôi Yến trong nhà bằng kỹ thuật.


Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Kỹ thuật về âm thanh! Tần số dao động âm thanh (phần 1)


*Lưu ý trước khi xem youtube:

- Đoạn âm thanh mô tả tần số dao động âm thanh mà tai người có thể nghe và cảm nhận được, và cảm nhận như thế nào. Sau vài phút nghe hết đoạn âm thanh này, bạn sẽ có 1 cách nắm bắt khác khi chỉnh tần số EQ cho âm li nhà chim mình như thế nào cho phù hợp. KHÔNG PHẢI CỨ NHẠC TO LÀ HAY!!!

- Để biết được tần số dao động mà chim Yến có thể nghe được, các bạn hãy xem các bài đăng trước của tôi đã từng đề cập. Tôi đã mất 3 tháng liên tục tìm tòi để có thể chỉnh EQ cho âm li nhà chim, cái mà tôi chỉ mất 5s để hướng dẫn và chỉ cho bạn. Giá chất xám rất đáng đồng tiền bát gạo!

Căn bản về cách chọn Loa và Âmli đồng bộ!

Riêng về mặt hàng âm thanh chuyên dụng nuôi Yến, hàng nhập khẩu từ Malaysia khá nổi trội trên thị trường nuôi Yến tại VN. Bởi chúng tích hợp nhiều chức năng chuyên phục vụ nuôi Yến, phát tần số chuẩn phục vụ các bài nhạc chim đa dạng (âm thanh chuẩn về nhạc chim), độ bền cao và hoạt động bền bỉ 24/7, và giá thành tương đối như nhau so với âm li chuyên dụng Karaoke cho người. Bạn nên lựa chọn âm li nào cho phù hợp.

Ngoài việc lựa chọn hãng, loại âm li sử dụng. Bạn nên lựa chọn âm li và loa sao cho đồng bộ, chứ không phải 1 loại âm li nào đó mà bạn có thể ra chợ Tàu mua bất kì loại loa nào rồi gắn vào. Bạn nghiên cứu qua đoạn phim dưới đây về cách trình bày nguyên lí căn bản khi sử dụng loa và âmli:

Tuy là ngôn ngữ trình bày bằng Tiếng Anh nhưng với hình ảnh cụ thể bạn rất dễ tiếp thu


* Tóm tắt:
1. Công suất của âm li phải gấp rưỡi so với mỗi loa
VD: Loa công suất 100W, thì cổng ra của âm li phải tối thiểu 150W (mỗi cổng)

2. Ohms của loa và của âm li phải tương đồng
VD: Nếu âmli tải được 8ohms, thì các dòng loa phải là 8ohms

3. Dùng chế độ Bridge Mono, tăng cường cường độ công suất cho 1 kênh. Loại bắt này chỉ tham khảo, khuyến khích không nên xài.
Cách bắt: Đường dây loa chính thay vì về cổng - + của âm li, thì chúng vào 2 cổng + + của mỗi kênh. Riêng đầu âm của dây chính được kết nối với cổng tại âm li (+) phải để âm lượng = 0, nếu trên 0 sẽ cháy hết loa.
Cách bắt này được xài để tăng cường tổng số loa cho phép của một âm li.

Chúc các bạn hôm nay được thêm 2 con yến!!!

UPDATE - Các mô hình nhà Yến từ Indo Malai đến VN!


2. Mô hình chuồng chim đôi (tiếp theo phần 1)

3. Cách bố trí các phòng trong một nhà Yến hiện đại

Phù hợp nhà có DT mặt sàn rộng tối thiểu 8, dài tối thiểu 20m
Phòng VIP+ là mô hình phòng do Cty 2conyen nghiên cứu và phát triển để đáp ứng nhu cầu phức hợp của chim Yến. Phòng VIP+ sẽ được chia sẽ chi tiết hơn vào bài sắp tới (các lí do tại sao cần có 1 phòng VIP+ trong nhà Yến tiềm năng). Các bạn đọc nhớ tạo thông báo bài viết mới để cập nhật các bài viết mới của tôi.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------


1. Mô hình truyền thống

- Lồng cu tối thiểu: 4x5m, lý tưởng 6x6, 8x8
Kích thước này do các chuyên gia Indo và Malai kinh nghiệm quy ước chung. Với kích thước tối thiểu này đáp ứng đủ vòng cung bay của Yến.
- Độ cao lồng cu phải bằng hoặc thấp hơn độ cao của tầng trên cùng
Với độ cao lệch nhau giữa chuồng lượn trên và dưới phải cân đối thì vòng cung bay của Yến không bị ảnh hưởng.

Khi độ cao đã lệch nhau do nhà ở nâng cấp thành nhà Yến, biện pháp phải dùng là thay đổi kích thước và vị trí lỗ vào các tầng phù hợp với góc cung chim bay.
- Số tầng tối đa cho phép: 3 (ko kể chuồng cu)
Nếu xuất hiện tầng thứ 4, tầng trệt sẽ bị hoang phí vì chim sẽ rất khó vào ở vì đường bay quá gắt và quá dài. Biện pháp khắc phục là mở thêm 1 lỗ thu chim, nhưng cách xác định lỗ này là rất khó vì nếu mở sai vị trí, các tầng khác sẽ bị ảnh hưởng.
- Vị trí mặt lỗ thu chim bắt buộc phải nằm bên tay phải căn nhà
Chiều bay thuận của phần lớn số chim Yến là ngược kim đồng hồ, số thiểu của nó là thuận. Bạn sẽ quyết định lấy số chim thuận chiều nào?
Cũng có người đã yêu cầu tôi thiết kế thêm 1 lỗ vào để thu hút cả 2 loại,  và bài toán này cũng đã thành công. 1 trong những thiết kế nhà Yến của thầy tôi Harry đã áp dụng phương pháp này nhằm thu hút cả 2 loại chim bay. Đó là mô hình nhà Yến chuồng chim đôi.


Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Hiểu đúng về Yến sào


Yến sào là một món ăn giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ và phục hồi sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, để phát huy được công dụng của món “bát trân” này cần một cái nhìn toàn cục và thấu đáo hơn.
Chuyên đề “Yến sào – dùng khoa học và hiệu quả hơn” do PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia – tư vấn
sẽ bổ sung cho bạn đọc những lưu ý mới trong cách chọn lựa yến sào và cách dùng món yến sao cho khoa học và hiệu quả hơn. Chuyên đề gồm 05 kỳ, kỳ 01 sẽ tổng kết lại những kiến thức cơ bản về món yến.


Các loại yến sào chính – công dụng chính

Yến sào tập trung nhiều ở khu vực Đông Nam Á (Malaysia, Indonesia, Việt Nam…). Thông thường, những nơi có trữ lượng yến dồi dào thì sẽ dễ chọn lọc được những tổ yến chất lượng hơn.

Gần đây, giới khoa học cũng bắt đầu đánh giá nghiêm túc hơn về chất lượng của yến nuôi trong nhà. Các nhận định ban đầu đều khẳng định yến nuôi cho chất lượng tương đương với yến đảo, ít lẫn tạp chất, lại có các chỉ số an toàn vệ sinh thực phẩm rõ ràng hơn (như nguồn thức ăn, nước uống,..).
Về yến thành phẩm, người dân thường chuộng săn lùng các loại tổ yến thô để về tự chế biến hoặc mua các loại yến sào đã được chế biến, đóng gói sẵn. Có thể nói, tổ yến thô rất quý giá và chứa nhiều chất bổ dưỡng nhưng vì thường lẫn tạp chất, bụi bẩn và lông chim nên khi chế biến phải làm thật kỹ, sạch sẽ mới có thể dùng được. Thêm vào đó, chất dinh dưỡng có thể bị mất dần đi nếu chúng ta sơ chế hoặc bảo quản không đúng cách. Còn nếu mua về và sử dụng hết ngay trong một hai lần thì lại phí quá, vì cơ thể con người không kịp hấp thu hết các dưỡng chất của yến. Yến sào chế biến sẵn ngày càng được nhiều người sử dụng hơn vì tính tiện lợi, có liều lượng vừa đủ cho mỗi lần dùng, thích hợp cho người cần sử dụng lâu dài. Bạn đọc nên lưu ý chọn loại có thương hiệu, có quy trình sản xuất đạt các chuẩn quốc tế như GMP, HACCP, ISO để đảm bảo giữ nguyên được tinh chất yến sau khi chế biến.
Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ Sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, trong thành phần yến sào có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine,… Dùng yến thường xuyên giúp phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu, bồ sung thêm các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, ổn định thần kinh trí nhớ. Công dụng chính có thể tóm tắt là bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực.
Những lưu ý về cách dùng yến
Như đã trình bày ở trên, chính vì có công dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt và cũng không quá khó để tìm mua nên yến sào rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải người tiêu dùng nào cũng hiểu hết được cách thưởng thức món ăn này, mà đa phần vẫn còn “ăn yến để thưởng thức”, nghĩa là xem nó như 01 món “ăn chơi”, thỉnh thoảng mới dùng 01 lần. Điều này khiến yến sào không phát huy được hết tính bổ dưỡng của nó.
Những người muốn tăng cường sức khỏe thì nên bổ sung yến từ từ một cách lâu dài với liều lượng thích hợp khoảng 70 ml/ngày là đủ. Cách này vừa đảm bảo cơ thể nhận đủ dinh dưỡng từ yến, vừa hợp lý về kinh tế, không lãng phí nguồn dưỡng chất quý này. Bạn đọc có thể chưng yến với đường phèn, hoặc nấu thành dạng soup với thịt gà cũng rất dễ ăn. Nếu không có nhiều thời gian, có thể dùng các sản phẩm yến sào chế biến sẵn, dĩ nhiên phải lưu ý về hàm lượng tinh chất yến trong mỗi chai – thông thường khoảng 5% là đủ cho cơ thể.

Thời điểm tốt nhất để dùng yến là khi bụng đói, thông thường là vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ. Buổi tối sau khi ngủ khoảng 01 giờ là thời điểm nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, giúp chất dinh dưỡng được hấp thụ tối đa.

Với thành phần giàu dưỡng chất, yến sào phù hợp cho rất nhiều đối tượng người dùng. Người cao tuổi, người bệnh, phụ nữ, trẻ em, những người làm các nghề cần giữ giọng (MC, ca sĩ, diễn viên…), vận động viên đều có thể ăn yến để tăng cường sức khỏe.

Trong kỳ sau, tôi sẽ tiếp tục trình bày đến bạn đọc những lưu ý trong việc dùng yến sào để bồi bổ cho người cao tuổi, người bệnh.


Mỗi hũ yến sào A1 70ml chứa 5% tinh chất yến, có giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp dùng hàng ngày cho nhiều đối tượng:
- Người lớn tuổi/ người mới ốm dậy hoặc sau phẫu thuật
- Phụ nữ/ sản phụ trước và sau khi sinh
- Trẻ em, học sinh hoặc người cần bổ sung năng lượng trí não
- Vận động viên thể thao, MC, ca sĩ, diễn viên...

Trong bài viết kỳ này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm tiếp tục đúc kết một số kiến thức liên quan đến việc dùng yến sào để bồi bổ, hỗ trợ hồi phục sức khỏe cho người cao tuổi, người bệnh.

* Công dụng của yến sào với người cao tuổi, người bệnh


Như đã trình bày ở kỳ trước, yến sào có công dụng chính là bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực. Đặc biệt, ngoài 18 acid amin, yến sào còn rất giàu Proline (5.27 %), Axit aspartic (4.69 %), nhiều nguyên tố quý như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr…, giúp tiêu hóa tốt hơn, làm tăng lượng hồng cầu trong máu, kích thích các tế bào sinh trưởng, phục hồi các tế bào tổn thương. Chính vì thế, món yến hoàn toàn thích hợp cho người cao tuổi, người bệnh dùng để bồi bổ và phục hồi sức khỏe. Yến sào rất hiệu quả đối với các trường hợp bị bệnh lâu ngày, sức đề kháng bị suy giảm, người bệnh gầy yếu, tiêu hóa kém, suy giảm trí nhớ… Các trường hợp sau phẫu thuật, sau khi chữa trị các bệnh nhiễm trùng, cần hồi phục sức khỏe… cũng rất phù hợp dùng yến sào đều đặn.


Các gia đình có thể mua tổ yến thô về tự chế biến cho người lớn tuổi và người bệnh ăn bổ sung. Tuy nhiên cần cân nhắc vì tổ yến thô mất rất nhiều thời gian sơ chế, nấu nướng công phu, hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi tổ yến lại hơi cao nên cơ thể người bệnh không thể hấp thu hết trong một lần, rất lãng phí. Ngoài ra, thị trường hiện nay cũng có nhiều sản phẩm yến sào chế biến sẵn đang được nhiều người ưa chuộng vì có thể phát huy hết tác dụng của món ăn quý này và tiện lợi dùng lâu dài với liều lượng phù hợp.


* Cách dùng yến sào hiệu quả
Với yến sào tự nhiên, sau khi sơ chế và làm sạch, chúng ta có thể chưng với đường phèn, hoặc sau khi hấp chín đổ nước dùng và chút thịt gà vào ăn cùng, vừa ngon vừa bổ dưỡng. Để có tác dụng lâu dài thì nên cho người già, người bệnh dùng yến đều đặn trong thời gian dài, bổ sung từ từ với liều lượng thích hợp mỗi ngày khoảng 70ml. Có thể tham khảo các loại yến tự nhiên được chế biến sẵn, đóng chai với hàm lượng vừa đủ cho một ngày dùng.
Để dưỡng chất trong yến sào phát huy tác dụng tốt nhất thì thời điểm ăn yến cũng rất quan trọng, thường thì nên sử dụng vào lúc bụng đói, buổi sáng trước khi ăn và buổi tối  trước khi đi ngủ.
Đối với người bệnh đang điều trị, nên dùng yến sào sau khi đã dùng thuốc khoảng 02 giờ đồng hồ để tránh làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và có thể phát huy công dụng tốt nhất của yến. Có thể cho người bệnh dùng yến sào dưới dạng chế biến sẵn, mỗi hũ khoảng 70ml là đủ cho 01 ngày.
Người bị tiểu đường, cao huyết áp tốt nhất nên dùng thăm dò theo tư vấn của bác sĩ trước khi bắt đầu ăn yến đều đặn. Yến sào có 4.56% Leucine - chất có vai trò tương đối quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu. Ngoài ra còn có Soleucine 2,04% là loại acid amin đóng vai trò quan trọng sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe, đồng thời giúp điều tiết lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu.
Ăn bổ sung yến thôi chưa đủ, bạn đọc nên kết hợp các liệu pháp khác để người lớn tuổi, người bệnh khỏe mạnh hơn. Nên kết hợp với chế độ ăn cân đối, đủ chất dinh dưỡng, giàu các chất chống oxy hóa, giàu vitamin nhóm B… cùng chế độ luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng 30-45 phút/ngày.
Phụ nữ rất quan tâm đến vấn đề giữ gìn vóc dáng, nhan sắc. Trong bài viết kỳ sau, tôi sẽ cung cấp các tác dụng của món ăn quý này cho chị em phụ nữ, cũng như những chú ý khi ăn yến sào.


PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Món yến Gà xé tuyệt hảo

Món cháo này rất tốt cho người ốm mới dậy, giúp bồi bổ sức khỏe, dễ tiêu hóa.

Nguyên liệu:
- 2 tai yến nguyên miếng đã ngâm nước.
- 200g thịt ức gà.
- 3 con sò khô.
- 100g gạo.
- 3 ly nước gà luộc.
- 2 lít nước.
- hành ta cắt nhỏ.
- dầu ăn.
- muối nêm.
- 1/2 muỗng cà phê muối.
- 1/4 muỗng đường cát.
- 1 muỗng cà phê xì dầu.
- 1 muỗng cà phê nước gừng.
- 1 muỗng cà phê rượu.
- 3/4 muỗng cà phê bột ngô.
- vài giọt dầu mè.
- một ít tiêu trắng.
- 1/2 thìa dầu.
Cách làm:
- Vo gạo. Thêm một ít dầu và muối. Ướp gạo khoảng 1 giờ.
- Ngâm sò khô cho đến khi mềm. Cắt nhỏ.
- Hấp thịt ức gà khoảng 20 phút. Ðể nguội. Xé mỏng và cho gia vị vào ướp.
- Nước đun sôi. Cho sò khô đã cắt và gạo đã ướp vào. Nấu sôi sau đó vặn lửa nhỏ để nấu thành cháo. Cho gà và tổ yến đã làm sạch vào cháo. Nấu sôi khoảng 5 phút. Nêm cháo với 1 chút muối.
Thưởng thức:
- Rắc hành lên trên. Ăn nóng.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Món súp tổ yến càng cua

 Nguyên liệu:
-10g tổ yến
-Cua và càng cua tươi
-Ức gà
-1 trái bắp Mỹ
-10g nấm đông cô
Cách làm món súp yến càng cua:
Bước 1:
Làm sạch Tổ Yến, ngâm khoảng 30 – 45 phút cho yến nở đều.
Luộc càng cua và ức gà chín để nguội, cua bóc vỏ sau đó cua và gà xé tơi. Càng cua bóc vỏ để nguyên càng.
Bắp Mỹ cắt thành 1/2 hạt. Nấm đông cô ngâm nở, mềm, cắt thành 1/3.

Bước 2:
Cho tổ yến vào chén chưng cách thủy 30 phút.

Bước 3:
Cho 2 chén nước dùng vòa đun sôi. Tiếp theo là cho bắp Mỹ vào đun tiếp 3 phút..
Cho nấm đông cô, dăm bông và thịt cua vào. Sau đó nêm bột canh cho vừa.
Khi hỗn hợp sôi đều pha 2 muỗng bột bắp vào cùng với 1/2 chén nước. Cho vào nối khuấy đều đến khi súp trong nồi sánh lại.
Thưởng thức:
Cho súp ra tô, xếp 3 càng cua đã bóc vỏ lên mặt. Cho tổ yến đã hấp chín lên sau đó và có thể trang trí với ngò và tiêu.


Chúng ta đã có một món súp yến sào càng cua không những đẹp mắt mà còn rất ngon và dinh dưỡng.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Tin nhắn đọc giả

Kính gửi A. Hùng. Xin được gọi anh là Sir ,Tôi rất cảm ơn "Sir" vì những kiến thức tâm huyết và kinh nghiệm của "Sir" về nghề Yến. Tôi là người làm trong nghề chế biến thủy sản và đã đọc Blog Nhật ký 2 con yến đã được 2 năm, tuy tôi chưa có điều kiện để nuôi yến, nhưng tôi yêu chim Yến nên có thể cảm nhận được tình yêu của "Sir " với loài chim bé nhỏ này. Thưa Sir qua theo dõi thông tin mấy ngày gần đây tôi rất lo về việc chim yến chết rất nhiều tại Miền trung ý kiến ban đầu cho là H5N1 xin "Sir" cho thêm ý kiến về việc này ? Trong nhiều thập niên nghề Yến tại các nước không biết đã có sự cố giống như thế này không ? tôi lo sợ và hoang mang về mối nguy sức khỏe cộng đồng và bênh cạnh đó là số phận chim Yến nhà sẽ như thế nào? Chân thành cảm ơn "Sir"

Tin nhắn đọc giả

"Anh hùng ơi gần đây em nghe thông tin hàng ngàn con chim yến chết ở rap hát Thanh Bình Ninh Thuận. 1 số người thì nói chim yến chết do thời tiết nóng bứt nhà thì nhỏ chật hẹp với số lượng lên đến 100.000 con nên khiến chim non không chịu nổi nên chết nhiều còn 1 số người thì cho rằng chim chết do nhiễm cúm A H5N1 theo anh nghĩ chim chết nhiều vậy nguyên nhân có thể từ đâu ạ"

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Kính gởi anh Hùng!

hi a hùng
Đầu tiên e chuc a thật nhiều sức khoẻ để phát huy hết 100% năng lực của mình trong công việc.
Rất cám ơn những bài viết cua a đã giúp đỡ rất nhiều người it kinh nghiệm như e. E là người đã goi điện cho a hoi về âm thanh thay đổi liên tuc có mất chim ko?
E tên vũ. rất cám sự giúp đỡ trả lời của a!

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Tai nạn nghề nghiệp trong nhà Yến!

Cũng như các ngành nghề khác, nhà Yến cũng là nơi bạn nên cẩn thận đề phòng các rủi ro gặp phải. Tai nạn xảy ra cũng có thể do bất cẩn, do nhà thiết kế tạm bợ, do vui mừng quá khi thấy nhiều tổ trở nên bất cẩn, hoặc khi thấy nhà Yến có sự cố ta cũng trở nên bất cẩn. Tai nạn nghiêm trọng nhất tôi được biết có thể dẫn đến tử vong hoặc thương tật là: Té hoặc rớt từ trên cao. Có nhiều trường hợp tuy tai nạn xảy ra không phải là nghiêm trọng, nhưng khi chủ nhà bị chấn thương không được trợ giúp kịp thời cho đến khi phát hiện thì đã quá trễ. Cách tốt nhất là nên vào nhà Yến 2 người, nếu sự cố xảy ra, còn 1 người để giúp đỡ bạn. Các loại tai nạn đã xảy ra:

1. Tai nạn từ thang tre, gỗ:
Rất nhiều nhà hay dùng thang tre/gỗ để làm thiết bị leo trèo cho nhẹ và tiện lợi. Tuy nhiên trong môi trường ẫm ướt nhà Yến, các dụng cụ này sẽ rất nhanh bị phân hũy và trở nên vô cùng nguy hiểm khi bạn leo trèo tại độ cao tương đối. Vì vậy tránh đặt thang tại khu vực phun sương, tránh đặt thang nằm trên sàn ướt. Kiểm tra kỹ thang bằng ánh sáng trước khi sử dụng. Nên thay đổi hàng năm các vật dụng leo trèo hoặc mang ra ngoài ánh sáng để kiểm tra, bảo trì.

2. Rơi/ rớt xuống lỗ thông tầng, lỗ chuồng Cu, tầng bằng la phong gỗ và tấm ván xi măng, mái tôn:
- Lỗ chuồng cu / thông tầng: để tạo điều kiện cho chim Yến vào dễ dàng, ta không thể che chắn tường cao hay giăng nhiều dây để được an toàn. Chính các điểm này là mối nguy hiểm và ta cần có biện pháp xây dựng để cảnh báo khi bước vào khu vực này. Đặc biệt nên dùng đèn bắt tại các khu vực nguy hiểm, bật lên khi vào nhà Yến, có gờ cao 30cm tại miệng lỗ.
- Cũng có nhà thiết kế thay vì đổ sàn giữa các tầng thì dùng đà gỗ, lắp ván gỗ hoặc tấm xi măng, sau đó trải bạc để chống thấm. Tuy nhiên, 1 thời gian dài trong điều kiện ẫm ướt cao, các vật liệu này không thể so sánh với sàn đúc bê tông. Những chỗ đọng nước trở nên mềm nhũn, từ từ phân rã. Những chỗ này chính là mối đe dọa cho các nhà Yến có tuổi.
- Mái tôn: tôi đã từng trải nghiệm khi bước vào 1 căn nhà Yến đã xảy ra sự cố này. Chủ nhà trèo lên mái tôn để chống nước rò rỉ. Không may mắn, đã dẫm lên 1 tấm tôn bị yếu vì nguyên nhân gì đó. Chủ nhà đã rớt từ trên tôn xuống, lọt luôn qua lớp trần la phong và các thanh làm tổ.

Những lưu ý để bảo tồn số chim trong nhà Yến của mình!

Đối với những nhà đông chim, việc phát hiện và nhặt xác những chú chim non, trứng rơi là chuyện thông thường và chẳng là gì quan trọng vì mức độ ảnh hưởng kinh tế chả là bao nhiêu đối với chủ nhà. Cũng có những chủ nhà dững dưng khi thấy 1 chú chim con rớt xuống mặt đất và không có khả năng về tổ của chúng, lý do vì chẳng biết chỗ nào mà đặt chúng về, sai chỗ thì cũng lại rớt và chết thôi...! Phương cách giảm thiệt hại này hầu như

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Đa dạng hóa khu vực làm tổ

Những căn nhà Yến thông thường chỉ lắp đặt khung kiểu ván treo theo 1 phương thức giống nhau từ đầu nhà cho tới cuối nhà. Cũng có những chủ nhà rất trau truốt khi treo ván làm tổ, rất khít, rất đều và đẹp. Cũng có những nhà lắp đặt thanh làm tổ rất chuẩn về kỹ thuật. Nhưng tất cả vẫn chưa đủ vì bạn có thể thu hút chim Yến ở lại làm tổ còn tốt hơn thế nữa! Và đó cũng chính là lí do tại sao tôi vẫn luôn luôn tiếp tục đổi mới cách làm, phát triển về kỹ thuật để làm sao tăng cường sát xuất chim ở lại nhà làm tổ. Nuôi Yến cũng như các ngành nông nghiệp khác, bạn có thể tăng sản lượng lúa, tăng chất lượng thịt, trái cây. Cũng như nuôi chim cảnh, câu cá, v.v.
Các kỹ thuật này nếu bạn là người không đi sâu, bạn cũng chỉ biết là câu cá chỉ cần cái cần, sợi dây, con mồi và sự kiên nhẫn. Khi đi sâu tìm tòi về kỹ thuật nuôi Yến, bạn sẽ thấy nó là vô biên, càng tìm hiểu thì càng rối, còn lắm thứ không thể hiểu nổi. Đặc biệt ngành nuôi Yến, đa số các thông tin đều được giữ kín, đại đa số người nuôi Yến đều giữ bí mật bí quyết của mình vì giá trị của thông tin này là vô giá. Chỉ cần vài bí quyết cộng vào các căn bản nuôi Yến, bạn đi đâu cũng sẽ thành công. Số tiền lợi nhuận thì khỏi phải bàn. Do đó, ngành Yến không phải là ngành khó hơn các ngành khác như nuôi tôm nuôi cá, mà cái khó của nó là do thông tin không được phổ biến và thậm chí mất đi khi người kỹ thuật Yến về vườn.

Mục đích của việc đa dạng hóa phương thức treo thanh làm tổ nhằm đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của chim Yến về việc cư trú, xây tổ, nuôi con và lẫn tránh kẻ thù. Cũng như con người hay các động vật hoang dã khác, nhu cầu của 1 loài không bao giờ giống nhau trên từng cá thể. Vì vậy việc lắp đặt thanh làm tổ theo 1 hình thức "đi đâu giống đó" trong cùng 1 nhà là chưa phát huy được hiệu quả. Phải cho chúng sự khác biệt từng khu, từng phòng thì mới hy vọng tăng cường xác xuất giữ chim ở lại. Một căn nhà Yến phức hợp cũng chính vì lý do này. Đừng bao giờ lắp đặt 1 cách thức cho toàn bộ căn nhà từ hệ thống âm thanh tới hệ thống ván làm tổ và các vấn đề khác. Khi tham quan các nhà Yến trong và ngoài nước, có mặt của sự đa dạng dụ Yến là sự thành công cao hơn. Đa số các nhà Yến tại Việt Nam, về phần thô trong nhà, thật đơn giản và quá đơn điệu, 1 căn nhà Yến chừng 1000m2, 5 tầng. Tầng nào cũng giống tầng nào, cả 1 không gian sàn 100-200m2 thông suốt, không 1 bức vách, cấu trúc sơ xài, đơn giản. Nếu đơn giản vậy thì cần gì phải có kỹ thuật Yến, chuyên gia Yến. Tại sao bạn cần một chuyên gia hay kỹ thuật nuôi Yến? Cũng như 1 doanh nghiệp nếu bạn là chủ không có chuyên môn về Quản Trị, bạn cần thuê một người Giám Đốc có kinh nghiệm hoặc chuyên môn để hoạt động kinh doanh hiệu quả. Bạn có thể tự làm việc này, nhưng nếu tìm đúng người Quản trị giỏi, doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển hơn hẳn, và điều này là sự thật ai ai cũng biết. Chuyên gia nuôi Yến cũng vậy, là người có thể giúp bạn thành công hơn những gì bạn đang làm. Nếu tự làm nhà Yến với xác xuất rủi ro cao, mức độ thành công thấp. Bạn bỏ thêm 1 số tiền đầu tư cho người chuyên gia nuôi Yến, để rút ngắn thời gian thành công, lợi nhuận cao hơn, tại sao lại không làm? Điều quan trọng là thị trường có quá nhiều chuyên gia Ảo Thuật, thật là khó để đưa ra 1 quyết định đúng đắn.

Khi đa dạng hóa thành công, thay vì 100 con chim tới chơi và 10 con quyết định làm tổ, sẽ có 15-20 con. Điều này có thể xảy ra vì nhà Yến của ta đáp ứng được nhiều sự lựa chọn trong số 100 con này. Phải luôn luôn hiểu, Yến là 1 động vật có giác quan và suy nghĩ, không phải là 1 con robot có lập trình, tính cách mỗi con Yến, nhu cầu mỗi con đều khác nhau, không khác nhiều cũng khác ít.

Đa dạng hóa thanh treo làm tổ:
1. Góc 90-135-180độ xen kẻ
2. khoảng cách giữa 2 ván thay đổi theo từng mức độ từ đầu nhà tới cuối nhà, liên quan đến ánh sáng và hướng gió. Rất hiếm người làm được điều này
3. đa dạng việc lắp đặt tổ giả lên ván, vị trí, độ cao, kích thước, độ ẫm, ánh sáng thay đổi từng nấc là điều rất cần thiết
V.V. còn rất nhiều chi tiết để đi sâu, bạn hãy dựa theo thông tin trên mà tìm hiểu. Bạn sẽ cảm nhận được điều này khi lên nhà Yến của mình, hãy quan sát các tổ Yến nhà mình. Đó là 1 cách học nuôi Yến mà tôi hay làm. Cô Thầy giáo của bạn chính là mấy con Yến vì nó cung cấp cho bạn câu trả lời chính xác nhất.

1 trong những ví dụ thực tế của 1 nhà Yến tôi tham gia, là ví dụ điển hình của sự thành công trong việc đa dạng hóa nuôi Yến:

 Thông thường theo kiểu bắt ván kích thước này là khoảng cách giữa 2 thanh nên 400-450mm. Tận dụng ô cuối, tôi thêm vào 1 khe 150mm vào căn phòng này. Khoang này không có khả năng dụ chim cao, nhưng nó có khả năng thu hút được những cá thể Yến thích chật hẹp (an toàn). Bạn nghĩ có nên đa dạng hóa phong cách làm của mình ??? Căn nhà này được gần 150 tổ, trong đó khe này đã được chừng 5 tổ.

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

2 trường phái chính nuôi Yến trong nhà!

Để đi sâu vào kỹ thuật nuôi Yến bạn cần phân biệt rõ 2 trường phái chính trong việc lắp đặt kỹ thuật nuôi Yến. Tại VN rất hiếm thấy 1 người chuyên cả 2 trường phái này, vì những tiêu chuẩn đặc trưng của nó trái ngược nhau. Thế nhưng, trường phái nào cũng thành công, mạnh về thu hút chim Yến, khó phân biệt cái nào hơn cái nào. Rất nhiều người nuôi Yến, thành công hay thất bại cũng chưa rõ mình đang thuộc trường phái nào. Do đó nhiều người rất nhầm lẫn trong việc sử dụng cả 2 chiêu thức khác phái nhau, lợi thì chưa thấy, hại thì đến liền.

Nói đến giờ tôi chắc chắn rằng các bạn đang mơ hồ và không hiểu tôi đề cập trường phái là cái gì ???

1. Bạch Đạo Yến: trường phái sạch sẽ trong nhà nuôi Yến
2. Hắc Đạo Yến: trường phái nhớp/hôi hám trong nhà nuôi Yến

Trường phái Bạch Đạo thiên về sạch sẽ, môi trường tinh khiết. Tổ Yến nhờ được môi trường sạch sẽ mà giá trị của nó rất cao.

Trường phái Hắc Đạo thiên về phong cách giả hang Yến tự nhiên, mùi nồng khó chịu trong nhà, ít vệ sinh, phun sương nhiều,v.v. Tổ Yến kém chất lượng hơn, tuy nhiên giá thành đầu tư ít tốn kém hơn.

Nghĩ là đơn giản, chỉ cần giữ sạch sẽ, dọn phân thường xuyên, quét nhà và lau nhà Yến là được. Không hề đơn giản vậy đâu. Bạn thử làm vậy đi rồi sẽ thấy cái tác hại. Để được 1 nhà Yến theo phong cách sạch sẽ tinh khiết, tôi xin trình bày vài ý chính bao quát như sau:

- Phong cách bắt loa sẽ được thay đổi. Thay vì bắt những loa thông thường thật nhiều, ta lại bắt các loại loa cao cấp tại các vị trí góc hiểm, với số lượng loa ít hơn. Vị trí bắt loa phải được tính toán kỹ về sự khếch đại DB thật đều trong nhà Yến của bạn. Tất cả vị trí phải nhận được âm lượng tương đối bằng nhau. Các vị trí loa phải gắn kết với các vị trí giữ phân trên không, để hạn chế phân rớt xuống sàn. Khi đông chim, phân sẽ rơi tương đối nhiều. Các khay giữ phân trên không sẽ tạo 1 đường đi thật sạch sẽ trên sàn nhà cho bạn. Cấu trúc mặt sàn của các tầng cũng theo đó mà thay đổi cho phù hợp.
- Phong cách bắt loa thay đổi, vì vậy trước khi bắt loa, cần lên bản vẽ thi công lắp đặt ván gỗ theo hệ thống loa trước khi lắp đặt ván. Và cách lắp đặt ván Bạch đạo có đôi chút khác Hắc đạo, nếu bạn thực sự để ý.
- Mùi và các hóa chất cũng phải chọn cho đúng. Bạch đạo thì thiên về mùi hơn Hắc đạo, chúng tốn kém hơn hẳn. Tuy nhiên nhà Yến bên Bạch đạo thì không cần phải bón phân chim, không cần phải pha phân chim với nước và tạt lên tường, v.v. Bên Bạch đạo có những hóa chất đặc trưng hơn và đa số giữ bí mật về mùi hóa chất thích hợp khi khám phá ra, cho dù là sản phẩm bán ngoài thị trường hay sản phẩm tự chế.
- Nhạc Yến: hoàn toàn khác nhau từ nhạc trong cho đến nhạc ngoài. Vì vậy tại sao cùng một vùng như nhau, 2 nhà Yến khác nhau xài chung 1 bài nhạc giống nhau nhưng chỉ 1 căn hấp dẫn chúng. Âm thanh dụ Yến được gọi là 1 kiệt tác của con người, của chuyên gia làm Yến tạo nên. Chúng không hề đơn giản mà rất cực kì phức tạp. Con người không thể hiểu tiếng chim, nó tổng hợp từ hơn 100 tiếng kêu, âm điệu khác nhau, độ ngắn độ dài khoảng cách khác nhau giữa từng âm điệu. Nó chính là ngôn ngữ của chim Yến. Ví dụ: ngôn ngữ của ta "Hôm nay trời đẹp quá, trời mát mẽ, trong xanh". Tất cả các từ ta phải sắp xếp theo đúng thứ tự, nếu có cắt ghép cũng phải đúng thì ý nghĩa mới không thay đổi. Làm 1 bài nhạc Yến cũng như vậy. Nếu cắt ghép sai lệch, 1 bài nhạc Yến sẽ trở nên vô nghĩa. 1 bài nhạc Yến thành công và nổi tiếng trên thị trường thì cũng không có được sự hoàn thiện này. Chỉ cần 20% câu từ trong bài Yến có nghĩa, tức thành công trong việc dụ chim, và không có câu sai từ (như âm tục, bậy, sos đối với chim) là đã 1 bài nhạc có giá trị và đáng giá cả nghìn đô. Với 1 môi trường nuôi chim khác nhau giữa Hắc Bạch đạo, tạo nên phong cách nhạc Yến áp dụng cần thay đổi.
- Chế độ phun sương; khác nhau, máy móc tạo ẩm khác nhau, độ ẩm Bạch đạo phải cực cao trong điều kiện sàn nhà không ướt(>90%). Nó có nguyên do của nó.
- Phần ánh sáng/ độ tối: giống nhau
- Chất liệu thanh làm tổ được thay thế
Tóm lại, phân biệt được trường phái nhà Yến, bạn sẽ nắm bắt được mình nên bố trí nhà Yến mình thế nào cho phù hợp giữa các yếu tố. Tránh nhầm lẫn giữa 2 phái, trộn chung 2 công thức vào 1 lò phản ứng thì chỉ có công cốc. Thêm nữa, nó chính là nguyên nhân tại sao những bài nhạc hay, mùi nổi tiếng, phương thức áp dụng không thay đổi, bạn này thành công, bạn khác lại thất bại.

Bây giờ bạn đọc đang suy nghĩ là nhà Yến của mình đang thuộc trường phái nào???
Có bạn sẽ thắc mắc tôi thuộc trường phái nào??? Và câu chuyện là như thế này:

Sau khi tầm sư học đạo Malaysia với thầy Harry thuộc trường phái Hắc đạo. Tôi dựa theo những căn bản lý thuyết bên Hắc đạo mà thành. Tất cả những phát minh hay áp dụng vào nhà Yến đều thuộc phái Hắc đạo. Sau một thời gian, tôi có cơ hội tiếp xúc với 1 người từ Indo. qua một người bạn trong nghề tại TP.HCM. Ông ta không phải chuyên gia, mà là 1 người nuôi Yến đã thành công tại bản xứ và đang phát triển mở rộng nuôi Yến tại VN. Sau một hồi trao đổi thông tin nuôi Yến, tôi nhận ra nhiều sự khác biệt về phương thức nuôi dụ Yến của tôi và ông ta. Tôi không tin và cố gắng không tranh cãi. Tôi cố thu xếp thêm thời gian ở lại TP.HCM để được tận mắt chứng kiến nhà Yến của ông ta tại đây, chỉ duy nhất 1 căn. Thực tế trong lòng tôi đầy nghi ngờ về trình độ của ông ta và tôi muốn được rõ ràng. Sau một đoạn đường dài, đến được nhà Yến của ông bạn người Indo. Ngắm nghía bên ngoài, thấy cũng thường không gì đặc sắc so với nhà khác. DT nuôi Yến chừng 200m2, 2 tầng, 1 năm 150 tổ. Sau khi vào tham quan trong nhà Yến xong, tôi bước ra hoàn toàn với 1 tâm trạng khác. Cái tôi suy nghĩ mãi là phương thức làm nhà Yến của ông ta rất khác biệt mình, quan trọng là vẫn đạt kết quả tốt. Mọi nghiên cứu và kiến thức của tôi dường như bị đạp đỗ bởi cái lí thuyết ngược ngạo đó. Từ khi bước chân ra khỏi nhà Yến, đầu tôi đã bắt đầu lùng bùng và không thể thông suốt. Cũng kéo dài chừng 2-3 tháng tôi mới được thông suốt và chia ra chúng là Hắc đạo và Bạch đạo.

Đối với Bạch Đạo tôi chỉ nắm bắt được 1 phần vì chưa có điều kiện thực tế. Nếu có bạn nào có nhu cầu nuôi Yến vì đam mê hơn là kinh tế, thích kiểu nuôi Yến Bạch đạo. Dám nghĩ dám làm, hãy liên hệ tôi. Tôi sẽ làm căn nhà Yến theo mô hình Bạch Đạo hết khả năng của mình. Điều kiện: Nhà Yến phải cao hơn các nhà lân cận 2 tầng. Phải là công trình xây dựng phần thô từ ban đầu. DT mặt đất yêu cầu: tối thiểu 8x20m


Một trong những mô hình phần mái của nhà Yến trường phái nhóm Bạch đạo:


Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Căn nhà Yến số 03 của tôi!

Một trong những công việc bận rộn năm ngoái của tôi là hoàn tất căn nhà ở kết hợp nuôi Yến. Cuối cùng nhà ở đã hoàn thiện và nhà chim bắt đầu triển khai phần nội thất.
Đây sẽ là căn nhà Yến mẫu của tôi dành cho các khách hàng tham quan, tìm tòi và học hỏi nếu ghé qua. Căn nhà Yến mẫu này không trọng tâm về việc nuôi dụ chim mà để tôi áp dụng những ý tưởng mới về nuôi Yến, và tạo điều kiện cho những bạn học nuôi Yến tham quan.




Căn nhà Yến số 02 của tôi!

Sau 3 tháng chuyển đổi 1 phần nhà ở thành hang Yến. Chọn ngày lành tháng tốt để khai máy dụ chim vào ngày 13/1/2013.
 * Kiểm tra đợt 1: sau 2 tuần nhà Yến vào hoạt động (tầm 50 con, 3 tổ đã bắt đầu quét)


* Kiểm tra đợt 2: sau 6 tuần nhà Yến vào hoạt động (số chim trên 250 con, 79 tổ đã quét trong đó 24 tổ đã hoàn thiện).










* Nền nhà không cần bón phân chim, tất cả đều được phủ kín trong vòng 6 tuần





* Hệ thống âm li và loa Malaysia
* Nhạc ngoài: 2conyen vol02 ; Nhạc trong: SBK2
* Tạo ẩm toàn bộ bằng siêu âm
* Mùi / hóa chất được áp dụng: Mùi bầy đàn TTGC, mùi KTLT, tổ giả xốp tẩm mùi, ván gỗ Malaysia đều được tẩm mùi sau khi treo.

Đặc biệt các tổ giả bằng xốp tẩm mùi KTLT (sản phẩm mới), rất thành công trong việc giữ chim. Toàn bộ 100% tổ giả đều được làm tổ (chỉ 6 tuần), những chú Yến chậm chân đành phải làm trên mặt gỗ.
Đây là kỷ lục mới trong nghề nuôi Yến mà tôi đã đạt được. 79 tổ trong 6 tuần.
Dự tính nhà Yến này 6 tháng tuổi sẽ được 500 tổ.

Chuyên gia nuôi Yến

Nói về chúng tôi

Gửi thư đến - Hùng Yến

Tên

Email *

Thông báo *

© diendan2conyen All copy rights | Designed by Of-all-time.com