Advertisment

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Gởi các bạn đọc giả chưa nhận được thư trả lời!

Các email từ bạn đọc mình sẽ hồi âm trong vòng 24 tiếng. Nếu bạn đọc nào chưa nhận được hồi âm của mình thì hãy email lại và nhắc mình. Vì rất nhiều email từ các bạn đọc nên mình sẽ thiếu sót trong việc hồi âm. Mong các bạn thông cảm!

Câu hỏi số 3!

Chim Yến có thể sinh sống tại độ cao bao nhiêu, độ cao được tính từ khoảng cách so với mặt biển?

Biết được câu trả lời, bạn cũng có thể biết được mình được phép xây nhà Yến tại khu vực cao bao nhiêu và nhà mình có nên quá cao hay không?

Hy vọng sẽ có câu trả lời hay và mình cũng học hỏi từ các bạn!

Một chút lời "nhật ký"

Dạo gần đây tôi nhận được rất nhiều email và cuộc điện thoại từ các đọc giả mong muốn tôi giúp đỡ sửa chữa nhà Yến. Đa số ngày nào cũng có ít nhất 1 người. Nội dung chung và chính về nhà Yến hoạt động không thành công. Các nhà Yến đã đưa vào hoạt động 6 tháng, 8 tháng, 1 năm và thậm chí 2 năm, hoàn toàn không có chim hoặc rất ít chim, không có và không có tiềm năng phát triển bầy đàn. Chẳng hạn như 2 bài dưới đây để tham khảo:


Dear Mr Hùng!
Trước tiên em xin cảm ơn anh những thông tin bổ ích từ diễn đàn. Và cũng xin đại diện cộng đồng nuôi yến xin lỗi anh vì những rắc rối đến từ những lời đồn đại không đáng có như anh nêu trên diễn đàn.
Em đã tìm hiểu nghề này từ 2 năm nay, cũng hay xem tin tức từ internet, sách, đi tham dự tư vấn nuôi yến...
Em đã dành tâm huyết của em là nghỉ làm, cùng đơn vị tư vấn từ tp HCM để cải tạo xây dựng lại tầng hai ngôi nhà hiện ở để đầu tư nuôi yến, sau sáu tháng hoạt động hiện nay yến vẫn chưa có được một con nào dù nhà tư vấn đã cố gắng chỉnh sửa. Đôi lúc em rất nãn anh à, nhưng có những thông tin từ diễn đàng giúp em tự tin hơn..................
Chào bạn Hùng!
Cảm ơn bạn đã gửi email cho tôi!
Tuần qua bận quá nên ko viết thư cho bạn được.
Qua đọc website của bạn, tôi rất thích cách làm việc rõ ràng của bạn.
Nhân đây cũng muốn trao đổi với bạn mấy nội dung sau để 2 bên hiểu nhau hơn.
1- Nhà yến tôi ở Đà Nẵng. Tôi ko rõ là các nhà yến bạn đã làm thì cách nhau bao nhiêu mét thì bạn mới nhận?
2- Nhà yến của tôi khai trương đến nay được khoảng 2 tháng. Trong 3 tuần đầu tiên có nhiều chim vào chuồng cu, nhưng nếu một đàn khoảng 10 con thì chỉ 5 con bay vào, còn lại bay đến cửa là dừng lại. Trong thời gian đó có 2 con ở lại trong nhà. Đợt nắng nóng vừa qua thì 2 con ở lại đó bay đi mất, đồng thời chim bay vào chuồng cu rất hiếm.
3- Tôi muốn biết là chi phí tư vấn sửa chữa tính trên diện tích lắp ván làm tổ hay diện tích xây dựng, vì diện tích xây dựng bao gồm: khu lắp ván, chuồng cu + khoảng thông tầng, nhà ở và khu kỹ thuật............

Còn có cả đọc giả tên T. người TP.HCM có nhà Yến tại Củ Chi. Gọi cho tôi lúc khoảng 6h30 sáng trong lúc tôi vẫn còn ngủ. Tôi vẫn vui vẽ tiếp chuyện vì bất kỳ cái gì về Yến tôi đều chơi tuốt. Tôi mới biết được bạn đọc này đã thức trắng đêm đọc đa số các bài viết của tôi và không thể chờ đợi thêm được nữa và quyết định gọi tôi vào lúc 6h30 sớm.

Tôi nhớ lại lúc trước, lúc tôi chẳng biết con chim Yến khác gì con chim Én. Tôi đã lục lọi trên trang web từ ViệtNam sang tận Indonesia và Malaysia. Khi tìm thấy trang web thầy tôi, tôi đã thức 3 ngày 3 đêm liên tục để đọc hết tất cả bài viết của Thầy tôi viết trong gần 4 năm bằng tiếng Anh. Đọc xong tới sáng rồi lại mày mò áp dụng, rồi lại ngắm chim. Chưa bao giờ tôi có thể ngồi yên 1 chỗ quá 30 phút để mong chờ 1 điều gì. Riêng về Yến, tôi đã ngồi từ sáng tới trưa, từ trưa tới tối, rồi lại lom khom vào nhà bật máy tính tiếp tục tìm hiểu.

Quyết định qua nước ngoài để học Yến, với vài đồng bạc ít ỏi, tôi phải đi vay thêm tiền để cất bước ra đi mặc dầu tôi chẳng bao giờ biết Thầy là ai, như thế nào, có bị lừa không, hay bị bắt cóc trấn lột, vì thông tin tôi đọc thì chẳng qua chỉ là 1 trang web. Mặc kệ mọi thứ, tôi vẫn quyết định và quyết tin tưởng Thầy tôi. Cũng ở 1 thời gian dài tại Malaysia nhưng tôi chẳng biết gì khác ngoài việc đi học Yến, đi tham quan nhà Yến thành công, đi sửa chửa nhà Yến, xem các kỹ thuật và công nghệ nuôi Yến, cái gì về Yến cũng có, còn lại tôi chẳng biết được cái nước Malaysia nó như thế nào. Cái may mắn có được là tôi hầu như học hỏi được 5 năm kinh nghiệm trong nghề của Thầy tôi. Rút ngắn bớt rất nhiều thời gian mà tôi có lẽ sẽ phải bỏ ra để được kinh nghiệm này. Tôi cảm thấy tôi không hề phí 1 xu 1 cắt nào cho những gì tôi đã học.

Quay lại vấn đề, dựa vào tỉ lệ khách hàng của tôi. Cứ 20 căn nhà Yến, thì 1 căn thành công nhiều chim, 2 căn ít chim và còn lại là số 0. Một con số đáng kinh ngạc so với lúc trước tôi biết được là 1/10. Tôi khuyên mọi chuẩn bị làm Yến nên trau dồi 1 kiến thức cho mình trước khi bước vào lĩnh vực này. Nuôi Yến cũng không khác gì đi kinh doanh, cũng có phần thắng và thua. Ngay cả bản thân tôi cũng như mọi kỹ thuật khác nào ai dám khẳng định 100% làm sẽ có chim. Đôi khi nghiên cứu rất kỹ lưỡng nhưng chúng ta sẽ chưa biết trước được điều gì sau khi bật máy dụ chim. Cái quan trọng là phải am hiểu càng nhiều càng tốt. Thì tỉ lệ thất bại sẽ được giảm bớt đi.

Nghề Yến cũng là 1 nghề gian nan và thử thách cao. Mồ hôi và nước mắt đều có. Đó là điều mà tôi hay nói với những khách hàng tìm đến tôi tư vấn làm nhà Yến. Tôi thẳng thắn từ chối làm nhà Yến khi diện tích yêu cầu cho 1 nhà Yến không đủ, mặc dù tôi rất cần tiền cho việc nghiên cứu và phát triển nhà Yến. Và tôi chưa bao giờ đầu hàng thử thách, khó khăn nào từ nghề Yến. Cũng như câu mà tôi hay nói với các bạn đọc: "có trăm cách để dụ chim, và có hàng ngàn lý do mà chim Yến không vào". Với ý chí quyết chiến, quyết thắng, và khi nào có chim thì tôi mới buông tay.

Vì thời gian và điều kiện chưa thể đi xa được, các bạn đọc nhờ sự giúp đỡ thì tôi chỉ giúp đỡ từ xa được phần nào. Hy vọng có 1 thời gian nào đó, tôi sẽ làm một chuyến đi xuống Nam đến các vùng khác nhau để gặp gỡ trao đổi và giúp đỡ các bạn đang cần sự điều chỉnh nhà Yến.

Cuối cùng cảm ơn các bạn đọc giả đang tâm huyết với blog 2conyen.com

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Sản phẩm chống quái vật vào nhà

Đây là loại thiết bị điện giật chuyên dụng cho nhà Yến.

Nó khác gì với các loại điện giật thông thường?

Nhìn kỹ hình bạn sẽ thấy có 2 dây điện trên bề mặt tiếp xúc.

Các loại điện giật thông thường ta chạm vào 1 dây nóng thì sẽ bị giật.



Riêng loại này phải chạm cùng lúc 2 dây thì mới giật, còn 1 trong bất kì 2 dây thì hoàn toàn vô hiệu.

Loại dây kép truyền điện này có thể bắt dưới mặt sàn gần lỗ ra vào để chống trộm vào nhà Yến. Bắt tại các miệng lỗ ra vào của nhà Yến để chống tất cả các quái vật chui vào nhà (thằn lằn, tắc kè, rắn, nhái, chim cắt, chim cú, dơi, v.v.v)

Riêng bản thân chim Yến sẽ không giật vì thiết kế khoảng cách giữa 2 dây chân chim Yến sẽ không thể nào chạm vào 2 dây cùng 1 lúc cho dù nó bu bám tại đây.

Điện thế giật được biến đổi nhỏ lại vừa phải để gây tê cho các con quái vật bỏ chạy mà không giết chúng chết, khiến ô nhiễm môi trường tại lỗ ra vào, đây là điều Yến hoàn toàn không thích.

Tôi chỉ đăng bài tham khảo thiết bị ít người biết đến. Tôi không cung cấp loại thiết bị này. Bạn có thể nhờ 1 thợ điện giỏi để chế tạo ra cái biến thế đặc biệt như trên.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Vài vấn đề vài đọc giả lưu ý!

Đây là trang web thích hợp để bàn luận về vấn đề nuôi Yến, không phải là nơi tôi phải tranh cãi với các bạn về điều gì. Tất cả thông tin tôi đưa lên mạng nhằm chia sẽ những kinh nghiệm tôi đã học hỏi. Tôi không thu của bạn 1 đồng nào để bất kỳ 1 đọc giả nào phải phán xét tôi điều gì. Nếu tôi thu tiền của các bạn khi đọc tin tức từ trang blog của tôi, các bạn có thể phàn nàn tôi vì khách hàng là thượng đế. Ngược lại, vài bạn nên hiểu rằng, đây là trang blog Nhật Ký 2 con yến, là trang blog tôi tự tạo nên, tôi thích viết gì tôi viết, bạn thích thì bạn đọc, không thích thì không cần đọc. Bạn chẳng phải bỏ 1 xu vào blog của tôi để rồi chỉ trích là "phòng kỹ thuật bình thường", "mới nghe lần đầu" như là bạn "huu tinh" vào nói suông là chính. Tôi chưa rõ mục đích của bạn vào blog của tôi làm gì, tỏ vẽ ta đây nhiều kiến thức? hay 1 kỹ thuật Yến nào đó thấy tôi chia sẽ những bí quyết nên không còn là nghề bí truyền để làm ăn? (nick "huu tinh" mới tạo vào tháng 5 này).

Trang blog này thích hợp hơn với những người chưa chuyên nghiệp. Là những bạn đọc chưa nắm bắt được nghề nuôi Yến như thế nào. Tôi cũng như các bạn đọc, từng là 1 người chưa am hiểu gì về Yến. Cái tôi hơn các bạn đọc là được điều kiện đi học hỏi nước ngoài và học hỏi sớm hơn 1 chút. Tôi chẳng bao giờ tự hào cái tôi biết nhiều hay ít. Cái tôi tự hào là đã giúp được nhiều người trong ngành nuôi Yến. Nếu bạn đọc nào cảm thấy blog của tôi toàn thông tin bình thường, tại sao lại vào và đọc? Không phải bạn đang đánh mất thời gian của mình sao? Nếu là tôi, tôi chẳng thà bỏ thời gian để nghiên cứu cái khác hay hơn hay là chăm sóc gia đình hơn là đi phá rối công việc của người khác. "Mưu tâm ắt hạ nhập tâm". Bạn sẽ chẳng học hỏi điều gì hay hơn vì thời gian của bạn dành đi phá rối người khác rồi! Và tôi dám khẳng định những loại người như thế này chẳng bao giờ thành công trong điều gì cả!

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Trả lời câu hỏi số 2!

Trên khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, mỗi nước và khu vực Yến cho 1 loại tổ khác nhau. 1 trong những điểm khác nhau của các tổ Yến là lông tơ dính trên tổ yến nhiều hay ít.

Có vùng chim làm tổ dính nhiều lông tơ, và có vùng lại ít lông tơ trên mặt tổ Yến. Ví dụ: Tổ Yến Hội An có rất ít lông tơ chim trên tổ, so sánh với khu vực Sài Gòn thì lông tơ nhiều hơn hẳn.

Giữa 2 con chim Yến 2 vùng có sự khác biệt gì và như thế nào dẫn đến việc làm tổ như vậy?



Câu trả lời có liên quan đến thể trạng và khứu giác của chim Yến. Làm sao chim Yến có thể phân biệt tổ của chúng giữa hàng ngàn tổ Yến khác trong 1 hang động tối đen như mực. Để đi trong bóng tối, chim Yến phải dùng tiếng siêu âm của nó, và để phân biệt tổ của chúng thì chúng dùng tới khứu giác. Với khứu giác gấp 2000 lần với con người, Yến có thể nhận định được mùi rất nhạy. Chúng đặt lông tơ trên người chúng vào tổ để vừa phân biệt tổ của chúng, vừa cho chim khác biết là tổ đã có cư dân cư trú. Chúng tiếp tục thả lông tơ mới vào nếu lông cũ gần mất hết mùi. Vì vậy lông nhiều hay ít trên tổ là dựa vào thể trạng khứu giác của chim Yến. Bình thường chim có thể trạng tốt hơn sẽ có khứu giác tốt hơn. Khứu giác tốt hơn thì chúng có thể nhận định được mùi lông mà nó đặt trên tổ sẽ lâu hơn, dai dẳng hơn. Vì vậy tổ tại các vùng có chim thể trạng mạnh khỏe sẽ ít lông trên tổ hơn. Cũng như tại Quảng Nam - Hội An, tổ có giá thành rất cao dựa vào giống Yến xuất thân từ Đảo Cù Lao Chàm, 1 nơi mà sinh ra những giống Yến cực kỳ khỏe mạnh.



Hy vọng câu trả lời giúp ích được cho các bạn hiểu rõ thêm 1 phần về quy trình làm tổ của loài chim Yến.

Chút trì hoãn cho việc thí nghiệm "Hóa chất mới"

Xin lỗi các bạn mấy hôm nay bận mấy cái bài assignment từ chương trình học và ngày 21 này phải thi. Nên việc thí nghiệm và gởi sản phẩm thí nghiệm bị trì hoãn. Tôi đã quét dung dịch vào 2 mét vuông trong nhà Yến của tôi hôm nay. Sau ngày 21 tôi bắt đầu liên lạc với các bạn có nhu cầu để dùng thử. Mong các bạn thông cảm!

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Căn bản về bắt loa và đi dây trong nhà Yến!

1/ Cách bắt song song:
- Cách thông dụng nhất
- Cách đơn giản nhất để bắt loa
- Có thể tải rất nhiều loa cùng công suất.

2/ Cách bắt nối tiếp:
- Ít thông dụng
- Dùng cho bắt loa đôi trở lên.
- Dùng để tăng trở kháng cho loa khác công suất và ohm.
- Những loa yếu hơn thường dễ hư cháy hơn.

3/ Nối tiếp và song song:


- Cách bắt nâng cao cho hệ thống loa, để âm thanh được sống động tại nhà Yến.
- Lý thuyết nhìn sơ thì rất đơn giản, nhưng tôi đã gặp không ít khó khăn khi thực tế lắp ráp.
- Cách này không nên áp dụng nếu bạn chưa rành về lắp đặt đường dây loa.

*Nhận xét chung:
- Không nên đi nhiều loại loa trên 1 đường dây (khác trở kháng, công suất, ohm)
- Các loại loa Thạch Anh thì cho âm thanh hay hơn nhưng độ bền thì thấp hơn trong môi trường độ ẫm cao, so với loa điện động.
- Các dây đi từ âmli nên tải công suất các loa đều nhau.
- Loa đại, loa trung, loa tiểu không nên đi chung 1 đường dây.

Sơ bộ về 1 phòng kỹ thuật nhà Yến

Dưới đây tôi chia sẽ sơ về phòng kỹ thuật nhà Yến của tôi, 2 tầng tổng DTSD 300m2.
1/ Hệ thống âmli cho 2 tầng
2/ Hộp điện và đồng hồ hẹn giờ cho hoạt động cho các thiết bị nhà Yến.
3/ Hệ thống phun sương trong và ngoài.
4/ Hệ thống lọc nước, làm mát nước, làm ấm nước thích hợp cho thời tiết khắc nghiệt.
5/ Quạt giảm nhiệt cho toàn bộ phòng kỹ thuật, quạt thông gió hút hơi ẩm và hơi nóng trong phòng để các máy móc được kéo dài tuổi thọ.
6/ Tổng đài camera quan sát trong và ngoài nhà Yến.
7/ Đồng hồ đo nhiệt độ độ ẩm nhà Yến xem tại phòng kỹ thuật

Đây là những căn bản cần có cho phòng kỹ thuật của 1 nhà Yến. Hệ thống nên gọn gàng để dễ xử lý và khắc phục sự cố nhanh chóng.

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Khắc phục nhà Yến 7/5/12!

Các bạn đọc nên tham khảo để "lỗi của 1 người,1000 người kinh nghiệm"
1. Vị trí lỗ ra vào sai
2. Loa bắt chưa hiệu quả so với hướng lỗ
3. Lỗ vào thứ 2 chưa đạt chuẩn để chim tiếp tục vào
4. Hệ thống loa dẫn dụ tại lồng Cu chưa đạt


Chuyện bực mình!

Có 1 đọc giả comment thế này:
nhung thong tin rat co ich , nhung em thay nhung bai viet cua anh hinh nhu anh copy o dau do . em muon anh chia se that su nhung gi anh dang lam . xin loi nhieu .
chuc anh thanh cong trong moi linh vuc .
Thứ 1 bạn nên tôn trọng mọi người thì hãy viết tiếng Việt có dấu.

Thứ 2 nếu bạn nói tôi copy ở đâu đó hãy đưa link ra, đừng bao giờ dùng từ "hình như" để phán xét 1 ai đó đang tận tâm chia sẽ kiến thức ít ai chia sẽ. Tôi không năn nỉ bạn phải đọc blog của tôi. Bạn tự vào và tìm hiểu, được hay không là do bạn. Tôi chả thu đồng nào từ bạn từ việc đọc blog của tôi.

Thứ 3 làm Yến là kinh nghiệm của cộng đồng, học hỏi lẫn nhau, tôi biết có gì hay thì chia sẽ, không cần biết tôi lấy từ đâu, cái bạn nên biết những bài viết rất có ích cho mọi người, và tôi cũng phải mất rất nhiều thời gian để mọi người biết thêm thông tin. Tôi chẳng phải thiên tài gì để tự khám phá rồi chia sẽ cho riêng bạn.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Đợt kiểm tra nhà Yến của tôi 30-4

Thấm thoát, nhà Yến đã tròn 7 tháng tuổi từ ngày tôi đặt tay vào nâng cấp 1 cách tối ưu nhất. Vừa là phòng thí nghiệm cho các nghiên cứu, vừa là chỗ cho các em Yến cư trú vui vẽ.

Sự vui sướng nhất trong nghề Yến là những lúc ngắm chim về nhà mình chiều tối. Sự hạnh phúc nhất là khi bước chân vào nhà Yến và bạn phát hiện sự thành công của nhà mình và tiềm năng phát triển cho đợt kiểm tra lần sau.

Đối với tôi, sự thành công không chỉ là số lượng chim tăng vọt, mà còn là những thí nghiệm mà mình bỏ công sức học hỏi tìm tòi nghiên cứu đã hiệu quả.

Một nhà Yến thành công là sự kết hợp tuyệt diệu của tất cả các chi tiết, chứ không phải là do 1 nguyên tố nào mà làm nên. Ví dụ bạn mua nhạc của tôi, cho dù tốt, hiệu quả nhưng nhà Yến không đủ điều kiện giữ lại chim, thì 1 bài nhạc hay cỡ nào cũng là số 0. Hoặc chỉ là phun mùi, hay bất cứ 1 yếu tố đơn lẽ nào sẽ không bao giờ mang lại hiệu quả cho nhà bạn.

Các yếu tố cho sự thành công nhà Yến của tôi: Ánh sáng, nhiệt độ - độ ẩm ổn định, bảo trì đúng hẹn, loa/âmli chạy tốt, các chế độ hẹn giờ, thay đổi nhạc mới, phun mùi thường xuyên, v.v. các yếu tố này trông thì dễ lắm nhưng thật khó làm.

So với đợt kiểm tra lần trước cách 1 tháng, số lượng chim ước chừng tăng 30%. Mời các bạn tham khảo.

H1: Quần thể Yến 7 tháng tuổi 


H2: Các cặp chim mới 3 tuần 

 

H3: Đã có chim thích sản phẩm của tôi :)


 H5: Đa số các cặp đã có chim con lớn, cặp này mới bắt đầu ấp trứng. Lý do là bận rộn việc xây tổ. Tổ khá to và cấu trúc chắc chắn hơn tổ thông thường. Vị trí trong góc phòng, rất cao, rất tối => cặp này rất khó tính.

Độ ẩm khá tốt trong phòng đặc biệt ưu ái


Chuyên gia nuôi Yến

Nói về chúng tôi

Gửi thư đến - Hùng Yến

Tên

Email *

Thông báo *

© diendan2conyen All copy rights | Designed by Of-all-time.com