Advertisment

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Đoạn clip về Bạch Yến nhà tôi !

Một niềm vui mới lạ trong việc nuôi yến của tôi là sự tò mò tìm hiểu đời sống của chúng cho đôi yến bạch tạng này.

Cặp bạch yến này giúp cho tôi dễ dàng cho việc nghiên cứu tìm hiểu đời sống của chúng rõ ràng hơn, khác với những con yến thông thường rất dễ nhầm lẫn



Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Yến và Yến rạ, sự nhầm lẫn hay bắt gặp!

Chưa biết có ai đã từng vì sự nhầm lẫn giữa yến làm tổ nước bọt (yến sào) và loại yến rạ (yến rơm), và vì điều nhầm lẫn này mà quyết định xây nhà yến sai vị trí mình mong muốn?!

Tôi đã tiếp xúc rất nhiều người chưa rõ điều này khi mới tham gia vào ngành yến. Cũng có vài người đã nuôi yến lâu rồi nhưng vẫn chưa có cơ hội được biết điều này.



1. Sự khác nhau giữa Yến và Én?
- Khá đơn giản và đa số người đều biết. Cánh én bay hình chữ V, đa phần bay hướng thẳng và gập gềnh.
2. Sự khác nhau giữa Yến tổ nước bọt và yến tổ rạ?
- Có 24 loại yến trên toàn cầu, 5 loài được tìm thấy tại Malay./Indo. và Việt Nam, riêng chỉ có 3 loài làm tổ nước bọt, còn lại 2 loài làm tổ rơm.
    + 3 loài làm tổ nước bọt này được gọi là yến sào
    + 2 loài làm tổ rơm gọi là yến rạ hay yến rơm
- Khi nhìn từ xa hoặc trên cao, bạn khó có thể phân biệt được sự khác biệt giữa 2 loại này. Vì hình dáng, cách bay lượn, màu sắc khá giống nhau. Yến rạ có giọng hót khác hẳn với yến tổ nước bọt. Bên cạnh đó chúng có một đốm trắng tại phần mông (là 1 trong 2 loại tôi đã đề cập trên hay gặp tại VN). Rất đơn giản nhưng không biết thì sẽ không phân biệt được.
- Đặc điểm nổi bật khác nhau giữa 2 loài này là yến rạ không có khả năng tạo sóng siêu âm. Nói cách khác chúng không thể làm tổ trong môi trường tối vì không có khả năng định vị bằng sóng siêu âm, như là yến nước bọt. Nhờ điều này, khi ta phát hiện 1 hang yến, 1 nhà hoang có yến vào, những bồn nước cao thời chiến để lại, tất cả môi trường yến rạ làm tổ và cư ngụ tại đây đều có ánh sáng lọt vào.

Điều mà tôi hay hỏi khi tôi được nghe có sự xuất hiện của yến tại khu vực nhà hoang, xưởng hoang, v.v là chỗ đó kín hay thoáng, đồng nghĩa với việc tối hay sáng. Tối thì yến nước bọt, cái mà ta cần về yến sào. Sáng thì ... chính là sự nhầm lẫn. Điều này đã tiết kiệm cho tôi khá nhiều thời gian cho việc khảo sát địa hình cho các khách hàng bị nhầm lẫn.

Sau đây là các hình thu thập được trên mạng để các bạn tham khảo thêm:





Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Độ cao của nhà nuôi yến

Chẳng có 1 khoa học nào chứng minh độ cao của nhà yến là cần bao nhiêu, 2m hay 3m hay cao hơn nữa.

Những thước đo này chỉ dựa vào các nhà yến tiên phong đã thành công và chúng ta chỉ việc làm theo.

Chiều cao tối thiểu: 2,5 m

Chiều cao tối đa: ??? m , tôi đã làm thành công nhà yến trần cao 4m (độ cao cao nhất mà tôi từng làm), tại các hang yến, độ cao thì miễn bàn.


Tóm lại chiều cao trung bình nên làm nhà yến là 3 mét.

Tại sao chim thích làm tổ tại độ cao lý tưởng???
1. Độ an toàn:
- Càng cao sẽ càng bớt được kẻ thù tìm đến. Khá giống với ông bà ta hồi xưa xây nhà 1 cột, nhằm cách li với thú rừng và rắn rít.
2. Chiều cao để giao phối
- Càng cao thì độ rơi tự do càng lâu, lúc rơi tự do là lúc chim yến khoái lạc nhất.
3. Chim con tập bay
- Khi chim non trưởng thành và tập bay, chúng cần 1 khoảng diện tích thoải mái và cao thoáng để lấy đà chấp cánh. Khi chim bố mẹ tìm 1 nơi làm tổ, chúng cũng tính toán đến điều này.

Riêng về phần tiêu chuẩn 3m. Tôi đã khảo sát 1 nhà nuôi yến do 1 kỹ thuật nào đó làm. Vì diện tích nhà khá nhỏ chừng 80m2, cao 3 mét. Nếu làm chừng này mét vuông thì sẽ không lời bao nhiêu. Người kỹ thuật yến này đã nói chủ nhà chia ra 2 tầng nuôi chim cho được số lượng nhiều. thế là được 150m2, độ cao 1,5 mét mỗi tầng.

Khi tôi vào nhà tôi phải cuối đầu xuống, vào nhà yến không giống vào hang yến mà nó giống hơn là vào hầm yến, gần giống địa đạo Củ Chi....

Thực tế đã cho thấy, 1 vài cặp làm tổ trong nhà này đều là vị trí may mắn chưa được chia 2 tầng, vẫn giữ được độ cao 3m trần. Còn lại toàn bộ các khu vực cao 1,5m không hề có xuất hiện 1 dấu phân chim nào. Chứng tỏ chim chưa hề tới ở thử, nói gì việc làm tổ.


Và tôi nghĩ cái thực tế này các chủ nhà đầu tư cần được nắm rõ trước khi bỏ 1 số tiền lớn vào. Và còn nhiều chi tiết khác chứ không hẳn chỉ là 1 chiều cao.


Ác mộng về đêm - Cú mèo phần 2

Hầu hết các chủ nhà yến khi thấy họ Cú viếng thăm thì không ai thoát khỏi cái cảnh tái xanh mặt mày, mồ hôi toát rã. Chỉ ước có cây súng bắn chết nó cho rồi!

Hiện nay trên khu vực Đà Nẵng đang xuất hiện 1 lượng lớn họ Cú, chúng đang cứ trú tại những cây cổ thụ khu vực núi Sơn Trà, 1 bầy gần 10 con, dòng Cú Lợn. Gồm 3 con trắng và các con còn lại là màu tối màu xám. Chúng đều viếng thăm các nhà chim quanh khu vực trung tâm Đà Nẵng hàng đêm.



Có sự nhầm lẫn về tên gọi giữa Cú Mèo và Cú Lợn. Có người nghĩ chúng là 1, tên gọi chỉ khác nhau do từng vùng đặt tên. Tuy nhiên, giữa cú mèo và cú lợn là hoàn toàn khác nhau và được phân biệt rõ ràng, còn chúng khác biệt như thế nào các bạn tự tìm hiểu.

Giữa cú mèo và cú lợn, con nào đáng sợ hơn đối với nhà nuôi yến???

1.Cú Mèo

- Rất nhát người, đa số thích bay lượn và kiếm mồi quanh khu vực cây cối um tùm hoặc tại TP nơi có các cây cổ thụ cao to. Mắt cực nhạy ban đêm và tầm quan sát rất xa trong bóng tối. Chúng không thích ánh đèn. Loại này rất dễ bắt, chỉ cần rọi đèn pin vào mắt chúng thì chúng đứng yến để ta bắt.
- Nhà yến chỉ cần bắt đèn chống cú là có khả năng phòng vệ tốt
 2. Cú Lợn
- Xác to hơn, sải cánh dài hơn so với cú mèo
- Tiếng kêu giống tiếng lợn
- Mắt cảm ứng ánh sáng nhạy hơn với cú mèo, khiến mắt chúng linh hoạt giữa sáng tối chập chờn, hệ thống dò tìm các vật thể chuyển động từ trên cao xuống mặt đất là số 1 trong các loài động vật.
- Khá dạn dĩ và loài bắt chuột số 1 trên hành tinh, rất giúp ích cho môi trường.
- Nhà yến không thể chống nó bằng đèn.
- Chúng bay khắp nơi tại TP Đà Nẵng.
- Việc phòng chống, lắp đặt bàn chông các điểm trọng yếu.
- Đèn pha cực mạnh khiến chúng mất phương hướng hạ cánh hoặc tìm mồi, chúng sẽ tránh xa khu vực này
- Giăng bẫy (loại lưới hoặc bẫy kẹp)



Đây là lý do tại sao chim cú có thể đậu tại lỗ ra vào. Cú mèo không có khả năng đứng trước ánh đèn như thế này. Riêng họ cú lợn thì chúng chẳng ngại gì.

Nếu cú lợn đã xác định được lỗ ra vào của nhà chim như thế này. Nhà yến này ắt vào thảm cảnh. Những gì nhà yến bạn tạo nên trong 10 năm, có thể mất trắng chỉ trong vòng 1 đêm.

Bởi vậy nghề nuôi yến là 1 nghề đầu tư lâu dài, từ lợi nhuận cho đến bảo trì. Không phải nhà được 10,000 con hay hàng tháng thu hoạch vài kg tổ là thành công mãi mãi. Bạn phải không ngừng cũng cố và duy trì nhà yến hiệu quả bất cứ thời gian nào. Vì chỉ cần 1 lúc sơ xuất, bạn sẽ mất trắng tay chỉ trong vòng 1 đêm. Không riêng gì Cú lợn vào nhà mà còn rất nhiều nhân tố khác.

Những hình ảnh cú lợn rất giống với những em thường xuyên ghé thăm nhà yến của tôi hàng đêm:

Cuối cùng là chi tiết cấu tạo bên ngoài của loại cú lợn, các bạn tìm hiểu thêm cho rõ, vì hình sưu tập nên các bạn chịu khó tra từ điển.


Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Cách tính cho nhà yến hoạt động hiệu quả!

Tại sao tôi viết bài này?
Lý do là nhiều chủ nhà và các nhà đầu tư còn chưa nắm rõ cách tính 1 nhà yến thành công, hoạt động có hiệu quả hay không. Đa số chỉ biết nhìn chim hiện diện tại trước căn nhà đó và nói đó là nhà yến thành công!!!

Câu trả lời của tôi là điều đó chưa chắc chắn! Nó chưa đủ chi tiết để khẳng định như vậy.



1. Tuổi

Khi bạn đi qua 2 căn nhà yến gần nhau. Bạn thường nói căn nhà ít chim hơn là căn nhà không thành công bằng căn nhà kia. Điều đó đối với tôi là vô nghĩa. Cần xác định thêm độ tuổi của căn nhà. Đương nhiên nhà 1 năm được 100 con sẽ thành công hơn nhà 2 năm 200 con.

Độ tuổi cũng liên quan đến thời gian cách đây vài năm, khi nghề yến còn là nghề bí mật, nuôi 1 cách âm thầm và không ai biết đó là cái gì. Thời này nuôi yến dễ hay khó?

2. Độ phát triển

Mật độ tăng chim sẽ rất chậm cho các nhà mới vào hoạt động. Sau khi vượt qua các mốc thì bắt đầu tăng nhanh hơn. Tôi tính toán và chia ra các mốc sau:

Mốc 1: 0-50 con - rất chậm, trung bình 6 tháng
Mốc 2: 50-100 con - khá chậm, trung bình 6 tháng sau
Mốc 3: 100-200 con - bắt đầu tăng trưởng, 6 tháng sau
Mốc 4: 200-500 con - bắt đầu tăng trưởng khá nhanh, 6 tháng sau
Mốc 5: 500-1000 con - bắt đầu nhanh, 6 tháng
Mốc 6: 1000-2000 con - rất nhanh, 9 tháng
Mốc 7: 2000-4000 con - cực nhanh, 12 tháng
Mốc 8: 4000-5000 con - bắt đầu chậm lại, 6 tháng
..........

3. Phần trăm tăng trưởng số lượng

Nhà số 1: Nếu nhà 1000 tổ 1 năm sau đó được 1100 tổ. Vậy nhà yến này hoạt động hiệu quả hay không? Thấy thì tổ nhiều thật, nhưng không tăng trưởng.

Nhà số 2: Nếu nhà 50 tổ sang năm được 100 tổ. Thì nhà này được 100% tăng trưởng trong 1 năm, tốt hơn hẳn so với nhà số 1

Trung bình tăng trưởng tốt cho nhà yến hoạt động ổn định là 30% trong 1 quý (3 quý / 1 năm)

4. Xác định số chim sinh sôi trong nhà của mình và ở lại

1 năm có 3 mùa sinh sản, mùa 1 mạnh, mùa 2 vừa, mùa 3 chậm.

mùa 1 mạnh : 70-90 % chim đẻ (1,8 trứng)
mùa 2 vừa: 40-60% chim đẻ (1,5 trứng)
mùa 3 yếu: ??? tùy vùng

Nếu nhà bạn được 1000 con, ví dụ mùa 1 được 70% trứng, số lượng trứng hư 4% trên tổng số trứng, sau khi trứng nở  số chim tập bay chết là 30% trên tổng số, gần 20% chim ra ràng bay lạc đàn và bị ăn thịt. Như vậy cứ 1000 con thì sau mùa này nhà bạn còn 700 - 700*60% = 700*40% = 280 con
Sau khi xác định con số sống sót ở lại nhà bạn là 280 con, nhà bạn nên có con số đó 1280 con sau 1 đợt đẻ. Nếu chỉ có 1100 con, 180 con khác ở đâu??? Câu trả lời là qua nhà khác!!! Vậy nhà hoạt động hiệu quả không???

Nhận biết được 4 mục trên, bạn có thể xác định được nhà yến có hiệu quả hay không cho nhà yến của bạn.

Các thông tin cần hiểu rõ trước khi đầu tư vào ngành nuôi yến

1/ Môi trường:
- không bị ảnh hưởng bởi các nhà máy công nghiệp có khí thải ô nhiễm.
- có sự hoạt động mạnh mẽ của chim yến
- gần nguồn thức ăn dồi dào cho chim (sông, kênh, rạch, đồng cỏ, ruộng, vườn cây ăn trái, các loại cây thu hút côn trùng)
- theo sơ đồ nghiên cứu thì khu vực dẫn đến đường bay số 5 là khu vực tốt nhất để nuôi chim yến.

2/ Chiều cao của căn nhà yến
- Căn nhà nuôi yến của bạn phải có chiều cao ít nhất bằng các nhà lân cận, các vật thể xung quanh không ảnh hưởng đường chim bay vào nhà bạn



3/ Tại khu vực cạnh tranh xây nhà yến:

- Bạn phải cẩn thận khi đầu tư nuôi yến trong 1 môi trường cạnh tranh. Cần nắm bắt kỹ thuật cao cấp dụ yến thì mới có thể hút chim nhà bên cạnh được.

4/ Tính toán số tiền đầu tư:
- Đầu tư phần thô: rất tốn kém để xây 1 nhà yến thành 1 hang động nhân tạo. Nếu bạn nghĩ rằng nuôi yến trong nhà là nuôi yến trong nhà thì thật sai lầm và việc cải tạo nhà sao cho đúng tiêu chuẩn sẽ thất bại. Phải đầu tư nhà bạn chuẩn bị nuôi yến trở thành 1 hang động giả, ngoài là nhà, trong là hang. Có đầu tư như vậy thì mới chắc thành công. Vì vậy để xây 1 nhà yến đúng tiêu chuẩn thì sẽ rất tốn kém.
- Phần kỹ thuật: đây là công đoạn của các kỹ thuật nuôi yến. Giá thành giao động từ 700,000đ-1,200,000đ. Sự giao động này do cách của kỹ thuật viên đầu tư như thế nào về hệ thống dụ yến. Đương nhiên sự đầu tư càng cao thì việc thành công sẽ cao hơn, cạnh tranh mạnh mẽ hơn.
- Tiền chi trả hoạt động nhà yến hàng tháng. Nhà quy mô nhỏ 500,000đ / 1 tháng, nhà quy mô lớn 1tr/1 tháng.
- Tiền phun mùi, hóa chất theo định kỳ (mùi 1 can khoảng 3tr cho 2 tháng)
- Tiền thay thế các thiết bị hư hỏng, được tính trung bình 10tr / 1 năm

5/ Số tiền thu hồi và lợi nhuận:
- Nhanh nhất sau 2 năm mới bắt đầu có lợi nhuận
- Lợi nhuận bắt đầu tăng cao sau 5 năm
- Nếu thất bại thì tất cả thiết bị máy móc đầu tư chỉ bán lại được 1/10 giá đã mua hoặc mất hết.

6/ Nên đầu tư nghiêm túc về mọi mặt trong nhà yến. Nếu 1 chi tiết bạn tiếc tiền bỏ ra, nó sẽ là hậu quả về sau khiến những gì bạn bỏ ra sẽ mất hết. Vậy có nên đầu tư nữa vời???

7/ Làm nhà yến không phải là ván cờ đen đỏ. Số tiền đầu tư nhà yến nên là số tiền dư trong túi của bạn. Không nên dốc hết sức mình cho 1 nhà yến rồi trắng tay khi nhà yến của bạn không thành công.

8/ Kiến thức hiểu về yến. Nếu bạn chưa am hiểu, nên tìm 1 người tư vấn tin tưởng để giải thích thắc mắc cho bạn trước hay sau khi nhà yến đã vào hoạt động, và về lâu dài vì cho dù nhà bạn có được 10,000 con bạn cũng cần phải có 1 người am hiểu sâu hơn.


Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Đợt khảo sát vị trí xây nhà Yến

Nhận lời mời của anh Nhất, tôi cùng ảnh vào Quảng Nam khảo sát vị trí xây nhà Yến. Anh Nhất có nói với tôi rằng: mỗi lần trời mưa, giông thì có rất nhiều chim lượn tại vị trí này, nên ảnh thực sự muốn khảo sát trước khi xây nhà yến tại khu vực này.

Sau chặng đường dài mệt mỏi, chúng tôi vội vàng cầm máy thử tới vị trí yêu cầu. Tôi cảm nhận được sự khô khan tại đây và bắt đầu khả nghi về tiềm năng của khu vực này.


Tôi hỏi lại anh Nhất, có phải đây hay không? Ảnh khẳng định đây là nơi anh ta muốn xây dựng nhà yến.

Tôi bắt đầu bật máy cùng với tiếng SOS. Chờ đợi tầm 5 phút vẫn chưa thấy bóng dáng 1 em. Tôi nói với anh N., làm gì có chim mà anh muốn xây nhà yến??? Anh Nhất nói, mỗi lần trời giông nó tới nhiều lắm. Tôi cũng kiên nhẫn chờ đến đúng 5h00 chiều và bắt đầu thử lại. Khoảng chừng 10 phút sau, đúng là có chim yến tới thật, nhưng đúng 2 con bay vụt qua đầu chúng tôi mà không thèm ngoái đầu lại (với tiếng nhạc SOS). Chưa bao giờ tôi sử dụng bài SOS này mà dưới 200 con chỉ trong 5 phút, nhưng tình huống này làm tôi thật bất ngờ...15 phút có 2 con bay vụt qua.


Suy nghĩ 1 lúc, tôi quyết định dùng nhạc dụ yến thay vì xài SOS như mọi hôm. Đúng thật, chỉ trong vòng 5 phút, đã có sự xuất hiện của chim, và 50 con là số lượng tối đa của buổi thử chim này. Tôi nói với a. Nhất rằng, tiếng thử chim SOS này không còn hiệu quả vì đã có người gần đây xài rất nhiều rồi, khiến chim mất cảm giác về bài này. Còn bài nhạc chơi của tôi, vì đa số cầm theo là bài hay và mới, nhiều loại nhạc mà chưa từng ai xài nên hiệu quả hơn hẳn. Chắc hẳn, khu vực gần đây đã xài bài nhạc SOS này trong việc dụ chim.

Sau 30 phút, số lượng chim vẫn không gia tăng, chỉ khoảng 50 con. Tôi lắc đầu và nói với anh Nhất, đây là chim nhà gần đây, còn luồng chim bay thì hoàn toàn không có. Điều kiện khí hậu quá khô cằn. Tôi khẳng định lại với anh Nhất, thực tế hoàn toàn không như anh nói, với số lượng này tôi khuyên anh không nên làm. Anh Nhất mời tôi 1 ngày khác đến thử, tôi từ chối ngay: "nếu là khu vực có nhiều chim thì lúc nào cũng có chim, ngày nào cũng phải có chim, còn nếu thực sự có chim đông nhưng chỉ thỉnh thoảng thì làm sao nhà anh mới dụ được nhiều chim, nếu anh thực sự muốn đầu tư anh nên tìm 1 mảnh đất khác, còn việc khảo sát thêm thì tôi không ngại vì có khảo sát thì có tiền, nhưng tôi không muốn làm mất thời gian của anh". Nhìn qua ánh mắt anh Nhất rất thất vọng nhưng tôi biết anh ta sẽ cảm ơn tôi vì lời nói thật lòng.





Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Bạch Yến xuất hiện trong căn nhà Yến của tôi tại Đà Nẵng!

Khi đi học tại Malaysia, mặc dầu đã được vào học tại nhiều căn nhà Yến, ít chim có, nhiều chim cũng có. Căn nhà tôi vào đông nhất là khoảng 10,000 con. Nhưng tôi chưa hề thấy sự xuất hiện của Bạch Yến. Tại Việt Nam thì chưa biết nhà bạn nào đã xuất hiện chưa? Tôi được biết đến bạch Yến và thấy chúng trên mạng Indonesia thôi và từ đó đã ước mơ nhà mình sẽ được 1 con Bạch Yến vào nhà. Thứ nhất là mang lại sự may mắn. Thứ 2 là cái đẹp mê mẫn quyến rũ của chúng.

Tôi đã nghĩ ước mơ cũng chỉ là ước mơ thôi. Nhưng không phải vậy, khi phát hiện cặp bạch Yến này ngay trong nhà của mình, tôi cũng chẳng tin nổi vào mắt mình. Khi đã nhìn kỹ nhiều lần và xác minh là nó có thật, tôi cảm nhận những công sức bỏ ra cho căn nhà Yến của mình và sự đam mê vào nghề này hoàn toàn đáng giá từng giọt mồ hôi. Tôi được may mắn chứng kiến và sở hữu cặp Bạch Yến này. Tôi nghĩ tôi là người duy nhất có được chúng tại TP.Đà Nẵng này vì đối với tôi chúng chỉ là truyền thuyết. Chúng xuất hiện ngay trong nhà của tôi trong đợt kiểm tra ngày 3/7/2012. Thật sự tôi còn vui sướng hơn là nếu nhà tôi được thêm hàng trăm con chim. Tôi thật sự mê mẫn với cái đẹp của nó. Tôi chụp hình lia lịa, quay phim với mọi góc độ. Tôi chẳng muốn ra khỏi nhà chim nữa mặc dầu đã là 4h30 chiều, cái giờ mà nên xuống khi chim đang về tổ.

Xin mời các bạn chim ngưỡng sự kỳ diệu:

 2 cô bạch tuyết đang e lệ trước ống kính của tôi

Theo quan điểm của tôi, ngoài sự đặc biệt về màu sắc thì chúng chẳng khác gì các con yến thông thường màu đen. Nhưng may mắn được sở hữu chúng, tôi đã đầu tư 1 cái camera 8tr đồng ngay cạnh tổ của chúng để quan sát và thu tiếng của chúng. Biết đâu, tôi lại tìm ra cái đặc biệt!

Chuyên gia nuôi Yến

Nói về chúng tôi

Gửi thư đến - Hùng Yến

Tên

Email *

Thông báo *

© diendan2conyen All copy rights | Designed by Of-all-time.com