Advertisment
Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013
Tai nạn nghề nghiệp trong nhà Yến!
1. Tai nạn từ thang tre, gỗ:
Rất nhiều nhà hay dùng thang tre/gỗ để làm thiết bị leo trèo cho nhẹ và tiện lợi. Tuy nhiên trong môi trường ẫm ướt nhà Yến, các dụng cụ này sẽ rất nhanh bị phân hũy và trở nên vô cùng nguy hiểm khi bạn leo trèo tại độ cao tương đối. Vì vậy tránh đặt thang tại khu vực phun sương, tránh đặt thang nằm trên sàn ướt. Kiểm tra kỹ thang bằng ánh sáng trước khi sử dụng. Nên thay đổi hàng năm các vật dụng leo trèo hoặc mang ra ngoài ánh sáng để kiểm tra, bảo trì.
2. Rơi/ rớt xuống lỗ thông tầng, lỗ chuồng Cu, tầng bằng la phong gỗ và tấm ván xi măng, mái tôn:
- Lỗ chuồng cu / thông tầng: để tạo điều kiện cho chim Yến vào dễ dàng, ta không thể che chắn tường cao hay giăng nhiều dây để được an toàn. Chính các điểm này là mối nguy hiểm và ta cần có biện pháp xây dựng để cảnh báo khi bước vào khu vực này. Đặc biệt nên dùng đèn bắt tại các khu vực nguy hiểm, bật lên khi vào nhà Yến, có gờ cao 30cm tại miệng lỗ.
- Cũng có nhà thiết kế thay vì đổ sàn giữa các tầng thì dùng đà gỗ, lắp ván gỗ hoặc tấm xi măng, sau đó trải bạc để chống thấm. Tuy nhiên, 1 thời gian dài trong điều kiện ẫm ướt cao, các vật liệu này không thể so sánh với sàn đúc bê tông. Những chỗ đọng nước trở nên mềm nhũn, từ từ phân rã. Những chỗ này chính là mối đe dọa cho các nhà Yến có tuổi.
- Mái tôn: tôi đã từng trải nghiệm khi bước vào 1 căn nhà Yến đã xảy ra sự cố này. Chủ nhà trèo lên mái tôn để chống nước rò rỉ. Không may mắn, đã dẫm lên 1 tấm tôn bị yếu vì nguyên nhân gì đó. Chủ nhà đã rớt từ trên tôn xuống, lọt luôn qua lớp trần la phong và các thanh làm tổ.
Posted By:
2conyen.com
Tai nạn nghề nghiệp trong nhà Yến!
Nhãn:
Kỹ thuật dụ Yến
Post a Comment
Facebook
Blogger
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét