Advertisment

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Bài hôm nay: đánh giá 1 nhà Yến "không không biết"

Một bạn đọc gởi tôi bức hình và nhờ tôi tham khảo cùng mọi người.
Tham khảo hình bạn đọc đã gởi:

 



 Loại nhà Yến này thuộc loại mẫu Tháp hoặc Ống khói. Đây là 2 cái tên tôi thường gọi.

1/ Nếu loại mẫu Tháp thì lỗ ra vào nên như sau:
- Loại mẫu Tháp có đặc tính giúp chim có thể làm tổ tại vị trí rất cao và rất tối để tránh được các kẻ thù.
- Như hình chụp nhà trên, lỗ đã sai vị trí.
=> để xác định vị trí lỗ cần nhiều yếu tố khác như luồng chim bay, hướng gió, hướng chim về,v.v. Vì vậy hình phát họa của tôi chỉ cho các mẫu nhà chung.

2/ Loại Ống Khói:
Loại này được nhiều người làm gần đây. Mô hình này được lấy ý tưởng từ 1 nhà máy bỏ hoang sau đó có chim Yến vào ở. Số lượng Yến đổ ồ ạt vào ống khói đông đến nỗi giống khói bốc ra từ ống khói.

Tuy nhiên, khá nhiều người thất bại trong mô hình này.
Do loại mô hình mới chưa được nghiên cứu kĩ về kĩ thuật, loại lỗ này khá phức tạp để xử lý các tiêu chuẩn bên trong nhà Yến. Nếu loại lỗ này được làm đúng tiêu chuẩn, sự hút chim của nó sẽ hơn hẳn các loại lỗ khác. Nhà Yến bản thân nó đã tồn tại quá nhiều phức tạp, vì vậy nếu chưa rành về loại lỗ mới, tốt nhất hãy tập trung làm tiêu chuẩn cũ cho tốt còn hơn.

Như nhà loại lỗ trên hình chụp là 1 sự kết hợp mù quáng giữa lồng cu và 2 loại lỗ tôi đã giới thiệu. Tôi dám khẳng định để 20 năm sau cũng không có chim vào ở. Bởi vì với lỗ ra vào như vậy, chim mới sẽ không bao giờ tìm được nơi nó làm tổ, chắc chắn là như vậy.

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Kinh nghiệm từ đọc giả!

Đầu tiên tôi xin cảm ơn bạn đã tâm huyết với blog của tôi. Bài này lời lẽ có chút cay đắng nhưng tôi nghĩ nên trích nguyên văn để các bạn tham khảo cho dù bạn đọc của tôi là người trong hay ngoài ngành kỹ thuật dụ Yến:


Kính chào bà con gần xa! Tôi xin tự giới thiệu,tôi tên TRUNG ở Biên Hoà_Đồng Nai Tôi là 1 trong những độc già trung thành của NHẬT KÍ 2 CON YẾN Nay tôi xin chia sẽ với bà con gần xa chút ít kinh nghiệm trong khi tìm đến những công ty tư vấn xây dựng nhà yến.Và có thể tránh được những kiểu tư vấn''ma'' hay còn gọi là kỉ thuật lang băm như trường hợp của tôi.

Chuyện là như vầy,khi tôi tìm hiểu về ngành yến và dự định đầu tư vào nhà yến cho nên tôi có đến 1 số cty tư vấn và xây dựng nhà yến(vì đây là vấn đề tế nhị nên tôi xin giấu tên 1 vài cty này),họ tư vấn cho tôi rất sơ sài,không hề đề cập đến kỉ thuật mà chỉ đưa ra một vài bản vẽ nhưng cũng không hướng dẫn chi tiết.Chi tiết ở đây tôi muốn nói là cửa ra vào hướng nào,lổ thông gió như thế nào,chiều cao mỗi tầng là bao nhiêu,loại cửa ra vào và kích thước là bao nhiêu v.v...

Khi tư vấn xong thì tôi có mua 1 bộ máy thử chim,và bài nhạc mà cty này kèm theo bộ máy thử chim là tiếng MẸ CON,giá trị bài nhạc này là 100.000 vnd. Và khi tiến hành thử thì kết quả không như mong muốn,vì chim chỉ bay ngang qua máy thử mà thôi,hoặc là chỉ lượn 1 vòng rồi đi chứ không chơi lâu.Tôi thử liên tiếp 2 ngày đều như nhau. Bước đầu tiên mà đã thất bại rồi thì lúc đó tôi nản vô cùng,tôi liền điện thoại cho Mr HÙNG và biết ra đó không phải là nhạc thử chim và a.Hùng đã gửi cho tôi đúng bài nhạc thử chim thì khi thử lại kết quả rất khả quang,chim kéo về rất đông,bay lượn và chơi xung quanh máy rất lâu.Khi tắt nhạc thì khoảng 5 phút sau mới đi hết.

*Điểm lưu ý.
Họ tư vấn cho tôi như thế này:
- Có khoảng 50 chim là có thể xây nhà yến.
- Từ khi vận hành cho tới 6 tháng sau sẽ thu hoạch tổ yến
- Diện tích càng lớn càng tốt
- Khi kí hợp đồng sẽ chi 30%
- Chuyển vật tư đến chi 50%
- Xây dựng xong đưa phần còn lại

Đó là những gì họ tư vấn cho tôi,cũng may là tôi thường xuyên theo dõi blog 2CONYEN.COM và học hỏi thêm kinh nghiệm ở đây nên có thể nói là may mắn thoát nạn. Bà con thử nghĩ mà xem,khi thử được 50 chim mà có chắc là 50 chim đó sẽ ở trong nhà của ta không?

Mà cho dù là ở đủ 50 chim thì không lẻ chim vào ở và làm tổ ngay ngày đầu tiên ---> cho nên 6 tháng sau bà con thu hoạch được gì?Theo kinh nghiệm của tôi thì cho dù 50 chim đều làm tổ 1 lượt ngay ngày đầu vào ở thì đến 4 tháng sau hoặc hơn chim mới làm tổ tiếp.Nếu khi đó ta mà thu hoạch tổ thì không khác gì đem bán rẻ nhà yến của chúng ta. Và trong trường hợp tồi tệ là chim không vào ở hoặc vào ở mà không kéo tổ thì bà con phải làm sao?Có dám đến cty đó nửa không,nếu chuyển sang cty khác thì phải tốn 1 khoảng không nhỏ nửa.

Đó là 1 ít kinh nghiệm mà theo tôi là ''suýt nửa thì nguy'',tôi xin chia sẽ với bà con để khi có cty nào tư vấn như thế này thì hãy cho cty đó vào danh sách đen nhé. Vài lời chân thành có gì sơ suất mong bà con bỏ qua cho. Thân chào bà con./.

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Công trình bận rộn!

Dạo này do bận rộn công trình khá lớn này nên tôi không có thời gian post vài bài cho các bạn.

Nhà Yến này khoảng 1 tháng sau sẽ được hoàn tất và bắt đầu việc dụ Yến.

Nhà Yến này có thể nói sẽ là 1 nhà Yến mà tôi sẽ thành công trên mức bình thường. Chủ nhà sẵn sàng đầu tư tốt nhất để đáp ứng mọi chi tiết và kỹ thuật mà tôi yêu cầu. Các bạn hãy chờ xem!

Cách giao phối của Yến liên quan đến độ cao như thế nào?


Do công việc bận rộn nên tôi rút ngắn bài này lại và nói 1 cách đơn giản:
- Yến giao phối trên không, trong lúc đang bay. Thường thường ta ít thấy ngoài trời, đa số chim Yến giao phối vào buổi trưa hoặc ban đêm khi về tổ của chúng.
- Trong lúc giao phối đến thời khắc cuối, 2 con yến sẽ thả lỏng người và rơi xuống tự do đến sát mặt đất rồi bay lên lại. Vị trí rơi tự do thường ngay trên tổ hoặc vị trí gần tổ của chúng. Thời khắc sung sướng nhất của Yến là trong lúc rơi tự do. Vì vậy Yến hay chọn độ cao tuyệt vời cho vị trí tổ của mình.

*Do đó, việc độ cao cho chim làm tổ là rất quan trọng cho việc chim giao phối được hay không. Nếu trần nhà quá thấp (< 2,5m) thì việc dụ chim sẽ rất khó. Vì lý do này, ý tưởng tăng cấp cho phòng VIP đã được phát minh. Tôi sẽ trình bày chi tiết cách tăng cấp cho phòng VIP vào bài sau.

Nhạc tổng hợp! Thử thành công

Vừa qua tôi vừa thử thành công 1 đĩa nhạc tổng hợp. Cách tôi làm là trộn lẫn 1 số bài nhạc mà tôi ưa thích vào chung 1 USB gồm 10 bài. Được điều chỉnh thời gian lại khác nhau, âm lượng cũng khác nhau để bài nhạc lúc lên cao lúc vừa phải, và chắc chắn rằng mọi thời điểm của các ngày tiếp theo sẽ không phải trùng lập và hấp dẫn mọi lúc.

Tôi thử tại nhà Yến của tôi (tôi gọi đây là Nhà Thí Nghiệm) cách đây 2 tuần. Sau 2 tuần tôi kiểm tra lại thì thấy bất ngờ hơn với số lượng chim dồi dào hơn trong nhà và quần trên nóc nhà.

Nếu bạn hứng thú và muốn sở hữu bộ này, hãy liên hệ tôi để có được Nhạc Tổng Hợp Vol.01 này.

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Chỉnh sửa được nhà yến

Còn về phần a thì bây giờ có thể gọi a là tiến sĩ được rồi, a đã chỉnh sửa được nhà yến thất bại,đã chế tạo được dung dịch tạo mùi,đã sáng tác được nhạc yến và cũng đã thiết kế nhà yến theo phong cách và kỉ thuật riêng,tất cả đều có kết quả tốt thì không phải tiến sĩ là gì?
LongTy Nguyen

Chao a Hung

em moi vao nghe nuoi yen duoc 7 thang,nha yen of e moi chi duoc khoang 25 to.e ko biet nhu vay co dat hay ko?lan dau nuoi nen nhieu dieu e van chua biet. Lan truoc trong nha e co mot so to chim da de trung,sau do chim con lon va bay di roi!Dot nay vao nha e soi vao to gia do thi lai nhan thay chim de trung tiep vao do!Nhu vay thi sao nhi?e cu phan van ko biet nen doi chim lon roi thao to hay la cu de vay de chim sinh san them?

cho e it huong dan.
cam on a nhieu
Yen La

Hoi ve ky thuat nha yen

Chao anh Hung

Em moi cai tao tang tren cua can nha de lam nha yen, hien tai chim bay xung quanh tren chuong cu nhieu nhung rat it bay vao ben trong nha yen.
Luc bua dau em rai phan chim yen thi co mot so con bay vao nhung bay gio thi rat it, chi vai con bay vao roi bay di.
Xin anh tu van giup em lo cho chim yen bay ra vao nhu hinh ve la co tot hay khong? Hoac em co bi sai ky thuat gi ko?
Mong anh giup.

Chan thanh cam on.
Trong

A.Hùng!


Đến giờ e mới biết cái blog này của a,đúng là nhiều thông tin hữu ích,ko giấu nghề và ko vụ lợi.Đọc blog này e mới thấy tiếc vì ko biết a sớm hơn (nhưng cũng ko phải muộn hihi).E bức xúc nhiều vì nhà yến của e cũng gặp phải chuyên gia lang băm (e đã phải cải tạo 1 lần) nếu e cứ liều mà ko thay đổi đến giờ chắc e cũng chẳng có con chim nào (mà chuyên gia cũ thi ôm của chay lấy ngừơi).E email cho a sau cái vụ này để đừng ai bị lừa như em huhu (em email bằng dt mà viết có dấu lâu quá,e buồn ngủ).
Tình cờ biết đựợc a e cũng thêm đựợc nhiều kiến thức.Mà a có nhận đệ tử ko,cho e theo học nuôi yến,e nhiều khi lao vào nghề mà e ko biết gì e tức lắm!nếu a ko dạy chỉ cho e học ở đâu đi,e ko ngại khổ,ko ngại khó,ko ngại xa ,chỉ ngại ko biết gì thôi!
E xuống nhà chim sẽ chụp it hình nhà a xem dùm e có cần thay đổi gì nữa ko giúp e với.
Cái bài nhạc a gửi cho e hay lắm (e nghe chứ chim chưa đựơc nghe)
cam on a nhe

Lời đọc giả chân tình !

(.....)
Còn vấn đề này nữa: Sao mà có nhiều người có tư tưởng không đâu vậy anh Hùng khi có những lời lẽ khó nghe, như anh đã giải bày. Còn riêng tôi, rất thích đọc những nội dung bài viết của anh; nó đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Một lần nữa cám ơn anh Hùng, người tôi chưa hề gặp mặt.
Chào anh!
G.-PhanThiết

Chúc mừng !

Hỏi :
Chúc mừng bạn đã được lộc trời ban "ĐÔI BẠCH YẾN ". Đây là điều may mắn đến với bạn và chứng thực bạn là YẾN VƯƠNG .Xin chúc mừng.
L.T.Lộc


Trả lời :
(...) Thật tình mà nói tới thời điểm này tôi mới nhận ra rằng mình chẳng biết tí gì về âm thanh dụ yến, Nói cách khác tôi bắt đầu lo lắng mất tự tin, như đang bơi giữa dòng sông không biết đâu là bờ nữa.
Hôm nay vô tình đọc được nhật ký 2 conyen. Tôi rất vui mừng là đã thu hoạch được rất nhiều đều bổ ich và có lẽ đây là trang Bloc định mệnh sẽ giúp tôi vượt qua khó khăn này. Xin anh Hùng cho tôi những lời khuyên hữu ích.
Cảm ơn anh nhiều chúc anh dồi dào sức khỏe và thành đạt.

Anh cho em hỏi về chim yến một tí ak !?

Chào anh,
Ba của em có nhu cầu xây một nhà yến, ba em cũng có tìm hiểu và nhờ em tìm hiểu thêm về ngành này vì đầu tư vào ngành cũng cần một khoảng vốn khá lớn, thành công thì đạt lợi nhuận cao nhưng tỉ lệ thất bại như anh nói cũng không ít và đây cũng là ngành đang và sắp HOT, em có tham khảo nhiều người và có đọc trên web 2conyen.com của anh nội dung anh viết rất hấp dẫn. Em muốn hiểu sâu hơn về loài chim yến,cũng như mún học hỏi thêm về kinh nghiệm nuôi yến của anh để có thể giúp ba của em.Em thấy có nhiều công ty xây dựng nhà yến nhưng không biết có đáng tin cậy không. Anh có thể cho em xin một số tài liệu để em tham khảo và học hỏi thêm được không anh.

Rất mong được sự giúp đỡ của anh...!
Xin lỗi nếu như làm phiền anh.

Em chào anh.

P.ThuyHong

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Thêm 1 câu chuyện buồn của 1 nhà YẾN!

Năm ngoái tôi đã nghe 1 câu chuyện về 1 căn nhà Yến phạm phải một sai lầm lớn dẫn tới việc mất hết chim. Chợt ngồi nhớ lại nên viết cho các bạn tham khảo.
"Ông bà này có 1 căn nhà Yến. Sau 2 năm nhà Yến đã thành công trong việc dụ chim với số lượng khá nhanh là 500 con. Do 1 sơ ý bất cẩn nào đó từ việc ra vào nhà Yến, đã có 1 con chuột lọt vào. Chủ nhà vẫn không hay biết cho tới đợt kiểm tra lần sau cách 1 tháng, ông nhận ra rằng số lượng chim mình mất đi đáng kể từ 500 xuống 200 con. Ông nhìn quanh thì thấy thảm cảnh rằng chim mình bị ăn thịt chỉ còn chân và đầu, lông chim thì khắp sàn. Ông ta biết là có sinh vật lạ vào nhà nên vội vàng đi tìm khắp ngõ ngách. Tuy không tìm ra con gì nhưng ông đã phát hiện ra nhiều bãi phân chuột trong nhà. Không biết ai mách bảo với ông ta là giăng dây điện để diệt chuột, thế là ông ta đã làm vậy. Cuối cùng 200 con chim còn lại cũng tiêu tan, con thì bị giật chết, con thì chết theo bạn đời, chim non không có bố mẹ cũng chết theo, các con còn lại thì bỏ đi. Thế là nhà này được chim Yến liệt kê vào danh sách đen."

Đây là 1 câu chuyện có thật tại Đà Nẵng. Một căn nhà Yến có tiềm năng phát triển như vậy nhưng vì 1 sai sót cực kì quan trọng mà bị hủy hoại. Sai sót thứ 1 là để chuột vào được nhà và làm tổ. Sai sót thứ 2 là nghe xúi dục bậy để giăng dây điện trong nhà Yến.

Thứ1: chúng ta cần lưu ý khi ra vào cửa nhà Yến. Cần quan sát xung quanh và cẩn thận khi vào cửa nhà Yến để không cho bất cứ sinh vật lạ nào vào nhà của bạn. Tốt nhất là có 2 lớp cửa, cửa 1 đóng thì cửa 2 mở hoặc ngược lại, phần trung gian có đèn sáng để kiểm tra.
Thứ2: hạn chế nghe việc xúi dục từ những người không chuyên môn. Nói phải có căn cứ và đã được làm thành công.

Tôi mong muốn mọi người hãy yêu thương loài chim Yến như là 1 thú cưng trong nhà. Điều này không chỉ mang lại sự thành công rực rỡ nhất cho nhà Yến của bạn, mà còn mang lại lợi ích cho cộng đồng nuôi chim Yến. Nếu ai ai cũng cùng nhau duy trì sự tồn tại tốt cho loài Yến phát triển, dân số Yến sẽ được tăng nhanh và phân bố rộng rãi nhiều nơi. Chúng ta người Việt Nam ai ai cũng có lợi.

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Tác dụng của tổ giả & Tại sao ta nên dùng tổ giả?

Tổ giả là một trong những yếu tố cần thiết trong việc dụ chim. Tôi sẽ trình bày các tác dụng của tổ giả và quy trình chim thích ứng với tổ giả như thế nào. Từ đó, bạn có thể tự quyết định bạn nên xài tổ giả hay không cho nhà Yến mới của bạn.

www.2conyen.comTổ giả được làm từ nhựa. Trong lòng tổ có bông gòn và vải mềm mại cuốn hút chim. Loại tổ giả trong hình này là loại phổ biến và hay được xài cho các nhà Yến. Còn nhiều loại khác nhưng tôi sẽ trình bày trong bài viết khác.

Loại này khá dễ dàng để gắn vào thanh làm tổ, có thể dễ dàng di dời vị trí sau này. Khi chim đã làm tổ vào tổ giả này, tổ giả sẽ có giá trị rất cao và giá thành sẽ gấp 5 lần, vì tổ giả này có mùi đặc trưng của Yến, nơi mà chim khác đã từng làm tổ. Thật ngược đời khi đồ second hand lại có giá thành hơn đồ mới.

Bây giờ sẽ đến phần thú vị nhất mà bạn có lẽ chưa từng biết về cách thức chim làm tổ và làm trên tổ giả 

Khi chim đực trưởng thành, chim đực sẽ bay đi tìm bạn đời của mình. Sau khi tán tỉnh và cặp bồ được rồi, chim đực sẽ tiến xa hơn là cùng chim cái xây dựng tổ ấm gia đình.

Chim đực sẽ thăm dò 1 địa điểm tốt để làm tổ, gọi là tổ sơ khai. Tổ này mất 2 tuần để làm nên, diện tích khoảng 1/4 - 1/3 bằng tổ hoàn chỉnh. Sau khi hoàn tất tổ sơ khai, chim đực sẽ mời chim cái tới chiêm ngưỡng ngôi nhà mới của chúng. Nếu vị trí tốt, chim cái sẽ đồng ý và chấp thuận cùng xây gia đình với chim đực. Chim cái bắt đầu cho chim đực "động phòng hoa trúc", 1 - 2 tuần sau sẽ bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên.

Sau đêm giao phối, 2 con chim sẽ cùng nhau tiếp tục xây tổ. Quả trứng đầu tiên và thứ 2 nở ra, chim con lớn dần lên, song song thời gian này tổ sẽ từ từ được hoàn thiện và 1 tổ có thể đáp ứng được 4 con ở chung, bố mẹ và 2 con.

Tác dụng của tổ giả là rút gọn quy trình làm tổ của chim, để chim giao phối nhanh, đẻ nhanh, và tăng nhanh số lượng bầy đàn.

Tổ giả có tác dụng phụ giúp chim đực hoàn thành tổ sơ khai sớm, để có thể giao phối càng sớm càng tốt. Nếu chim làm tổ trên tổ giả, nó chỉ cần làm 1 lớp màn mỏng là có thể mời chim cái về và giao phối rồi. Thay vì mất 2 tuần, nó chỉ mất 2 ngày. Vì vậy tổ giả góp 1 phần thu hút chim ở lại làm tổ và nhanh trở thành Thành Viên của nhà mình.

Cũng như các loài động vật khác, chim Yến đực ham muốn được giao phối với con cái, càng sớm càng tốt. Một phần là vì dục vọng, một phần khác là muốn chắc chắn chiếm hữu con cái của mình. Vì vậy đương nhiên nó sẽ tìm 1 nơi mà chúng có thể xây càng nhanh càng tốt. Ở bản thân tôi hay các bạn thì cũng vậy, cũng ham muốn có được sở hữu cái ấy ở người mình thích càng nhanh càng tốt.

Trung bình thời gian cho quy trình Yến bắt cặp và làm tổ:
* 2-3 ngày đầu: khảo sát nhà Yến chuẩn bị làm tổ (ở thử)
* 2 tuần: hoàn tất tổ sơ khai
* 1 tuần: đẻ quả trứng đầu tiên
* 1 tuần: đẻ quả trứng thứ 2 (nếu có)
* 6-8 tuần: cho chim non trưởng thành và cất cánh cho chuyến bay đầu đời. Tổ Yến hoàn chỉnh giữa giai đoạn này.
* 1-2 tuần: chim non tự lập cất cánh tìm tổ mới.

Hai quy trình đầu tiên dưới dạng màu Xanh là quy trình quan trọng xác định Yến có làm tổ ở nhà bạn hay không. Nếu nhà Yến của bạn có thể thuyết phục chim hoàn tất tổ sơ khai, 99% là cặp chim này đã quyết định chọn nhà bạn là nơi chúng ở suốt đời.

Ngược lại, trong giữa thời kỳ này nếu nhà Yến của bạn có bất kỳ sự cố nào, bạn sẽ đánh mất cơ hội cho cặp chim này. Sự cố chẳng hạn như: chập điện (hôi khét, tắt loa, tắt nước), ồn ào, sự xuất hiện của gián, kiến và rệp. Nên nhớ sự cố nhà Yến thường xuyên xảy ra với mọi hình thức không lường trước được, đặc biệt là các nhà Yến mới vào hoạt động và chủ nhà chưa kinh nghiệm trong việc bảo trì nhà Yến. Hoặc cũng có thể nhà Yến bên cạnh dành đi cơ hội này trong giai đoạn chim Yến đang tìm hiểu.

Để giảm thời gian cho 2 quy trình đầu (3+14=17 ngày), việc gắn tổ giả rút ngắn quy trình làm tổ và thời gian là 3+2=5 ngày. Do đó việc 5 ngày đầu thuyết phục chim làm tổ nơi nhà bạn, sẽ nhanh và dễ dàng hơn là 17 ngày (không có tổ giả). Hơn thế nữa là chim con sẽ ra đời nhanh hơn và nhà Yến của bạn nhanh đông đúc hơn.

Vì những lý do trên, bạn sẽ hiểu tầm quan trọng của việc gắn tổ giả vào nhà. Khi tham khảo các nhà Yến, kinh nghiệm của tôi phân ra 3 loại nhà:
Loại 1: không có tổ giả, mục đích muốn thu hoạch nhanh để thu hồi vốn, hoặc trả chi phí hoạt động hàng tháng của nhà Yến nhanh chóng.
Loại 2: gắn ít tổ giả, mục đích nhắm chừng số lượng chim ban đầu cần dụ. Sau khi hết tổ giả, chim phải làm tổ thật.(Ví dụ: 50 tổ giả cho 100 con đầu tiên). Loại này khá nhiều người xài đến.
Loại 3: gắn rất rất nhiều tổ giả, mục đích chỉ để dụ chim ở lại. Số lượng tổ giả khá lớn để thu hút chừng 500-1000 con. Số lượng lớn đàn chim này sẽ đẻ ra 1 số lượng lớn khác và nhân giống cực nhanh. Công đoạn thu tổ sẽ lâu hơn rất nhiều, nhưng nó thuộc loại đầu tư ăn dày. Nếu sau 3 năm thành công, Loại 3 sẽ có số lượng chim gấp chục lần Loại 1. Về lâu dài, loại nhà này sẽ có số lượng và thu nhập hàng năm sẽ cao hơn nhiều so với Loại 1,2.

Tùy điều kiện kinh tế của từng người, nếu bạn có điều kiện dồi dào, bạn nên tích tiểu thành đại. Đôi khi tôi cũng gặp 1 loại người là Đại Gia nên cũng khác biệt, xây nhà Yến chỉ để tiêu khiển và 1 cái gì đó chứng tỏ là cái gì mình cũng có. Nên việc thu hoạch tổ lấy tiền là không cần thiết mà cái chính là nhà phải có nhiều chim, càng nhiều càng tốt thì mới nở mặt với các Đại Gia khác. Điều này đối với tôi khá là thú vị với cá tính mỗi người và cách làm Yến của mỗi người.

Hy vọng đây là kiến thức cần thiết mà bạn có thể thu thập được cho bài viết ngày hôm nay. Chúc các bạn 1 ngày dụ Yến thật nhiều chim.

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Khai thác vấn đề của 1 nhà Yến thất bại

(Hình tham khảo: nhà Yến tại Malaysia)

Sáng nay tôi nhận được cuộc gọi từ Vũng Tàu, giọng nói khá buồn rầu khi kể về căn nhà Yến của mình: "gần 2 năm nhà Yến vào hoạt động nhưng không hiệu quả. Thỉnh thoảng cũng có chim vào ở vài ngày nhưng lại đi. Cũng sửa chửa nhiều lần rồi nhưng vẫn không có con nào". Tôi hứa với anh ta khi nào việc hoàn tất tôi sẽ thu xếp thời gian vào VT để tham khảo.

Việc bùng nổ phong trào xây nhà Yến ở các tỉnh hiện nay là chuyện bình thường ai cũng biết. Việc xây nhà Yến mà không có chim ở còn là chuyện bình thường hơn. Với kiến thức eo hẹp hạn chế như hiện nay, nhiều người đã không kịp chuẩn bị cho mình kiến thức trước khi bắt tay vào công việc này. Đa số thì theo hợp đồng xây dựng và lắp đặt công nghệ dụ Yến từ các công ty tại Việt Nam hay các chuyên gia nước ngoài. Vì vậy việc may rủi có xác suất khá cao. Hên thì gặp đúng kỹ thuật giỏi, xui thì mất cả tỷ bạc, chết đứng chết ngồi. Nhiều chủ nhà Yến khi được bàn giao công trình lúc hoàn tất còn không biết vận hành nhà Yến thế nào. Tình trạng "đem con bỏ chợ" của các người goi là chuyên gia làm nhà Yến còn quá nhiều. Làm nhà Yến cho khách hàng xong để lấy tiền rồi "sống chết mặc bay".

Nếu bạn đang buồn rầu vì đã đầu tư 1 số tiến khá lớn cho một nhà Yến sai lầm. Bạn đừng lo lắng, việc sửa chửa 1 nhà Yến cho đúng lại tiêu chuẩn và dụ chim được là điều có thể. Điều bạn cần làm là tìm cho đúng người, đúng thầy.

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

Những điểm sai hay gặp ở các nhà Yến

Hôm nay tôi xin trình bày vài điểm chung mà các nhà Yến hay mắc phải. Tôi liệt kê những trường hợp hay gặp nhất của các nhà Yến, để các bạn những người đi sau không phải đạp lên vết xe cũ. Nếu nhà Yến của bạn đang trong tình trạng này thì cần nhanh chóng khắc phục:
  • Nhiệt độ trong nhà Yến quá nóng hoặc quá lạnh
  • Độ ẩm nhà Yến quá thấp hoặc quá cao
  • Nhà Yến sáng quá hoặc quá tối
  • Sự xuất hiện quái vật đe dọa sự sinh tồn của bầy chim
  • Gió luồng vào quá nhiều hoặc áp suất quá mạnh vào nhà Yến
  • Hút thuốc trong nhà Yến
  • Thu hoạch tổ không đúng định kỳ
  • Sử dụng gỗ không đúng tiêu chuẩn cho thanh làm tổ
  • Lỗ ra vào quá nhỏ, giới hạn sự phát triển dân số bầy đàn 
  • Âm lượng trong nhà Yến quá to hoặc quá nhỏ
  • Sự nhầm lẫn giữa nhạc trong và nhạc ngoài, dẫn đến nhạc trong chơi bên ngoài nhà Yến, nhạc ngoài chơi bên trong nhà Yến
  • Phun thuốc, hóa chất lạ để diệt côn trùng (gián, muỗi, kiến)
  • Bắt dây điện giết chuột => giết cả chim
  • Ra vào nhà Yến quá thường xuyên
  • Sửa chữa quá nhiều và thường xuyên
  • Thiếu phun mùi bầy đàn cho chim (đối với nhà <100)
  • Ra vào nhà Yến quên tắt đèn điện

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Những đặc tính của loài Yến


Hầu hết các chủ sở hữu nhà Yến đều biết đến loài Yến là 1 loài chim khá thú vị và đặc biệt. Sau đây là những yếu tố khiến chúng khá đặc trưng trong các loài chim:
  • Khu vực sinh sống của Yến khá rộng, phân bố khắp các tỉnh thành tại Việt Nam, ngoại trừ khu vực phía Bắc với khí hậu giá rét.
  • Đường bay đi ăn của Yến khá dài, hằng ngày có thể đi trên 50km và quay về tổ trong ngày.
  • Yến có trí nhớ siêu tốt trong việc định hướng đường bay xa, về tổ của chúng và xác định dễ dàng vị trí tổ giữa hàng trăm ngàn tổ khác.
  • Yến rời tổ từ 5:30-6:30 sáng và về tổ khoảng chừng 6:00-7:00 tối, thời gian giao động tùy từng vùng.
  • Những con Yến về tổ buổi trưa đa số là cho con ăn hay ấp trứng.
  • Yến rất chung thủy với bạn đời cũng như nơi mà chúng ở làm tổ. Đây là đặc điểm khá nổi bật và được nhiều người biết đến.
  • Trung bình Yến đẻ 3 lần / 1 năm
  • Đẻ từ 1-2 trứng mỗi lần, xác xuất 2 trứng cao hay thấp tùy thuộc vào mùa sinh sản của chúng.
  • Cả chim cái và chim đực cùng nhau làm tổ.
  • Yến thường xây tổ vào buổi tối.
  • Cả chim bố và chim mẹ thay phiên nhau ấp trứng và kiếm thức ăn.
  • Các kẻ thù cơ bản của Yến như: rắn, dơi to, diều hâu, dế trâu (loại lớn-không có tại VN), chuột, thằn lằn/thạch sùng/kỳ nhông/kỳ đà
Còn rất nhiều đặc tính thú vị ở loài Yến. Bạn hãy tự tìm hiểu thêm và sẽ thấy thú vị hơn nhiều là tôi kể hết với các bạn. Chúc các bạn mỗi ngày một nhiều chim hơn!

Chuyên gia nuôi Yến

Nói về chúng tôi

Gửi thư đến - Hùng Yến

Tên

Email *

Thông báo *

© diendan2conyen All copy rights | Designed by Of-all-time.com