Để đi sâu vào kỹ thuật nuôi Yến bạn cần phân biệt rõ 2 trường phái chính trong việc lắp đặt kỹ thuật nuôi Yến. Tại VN rất hiếm thấy 1 người chuyên cả 2 trường phái này, vì những tiêu chuẩn đặc trưng của nó trái ngược nhau. Thế nhưng, trường phái nào cũng thành công, mạnh về thu hút chim Yến, khó phân biệt cái nào hơn cái nào. Rất nhiều người nuôi Yến, thành công hay thất bại cũng chưa rõ mình đang thuộc trường phái nào. Do đó nhiều người rất nhầm lẫn trong việc sử dụng cả 2 chiêu thức khác phái nhau, lợi thì chưa thấy, hại thì đến liền.
Nói đến giờ tôi chắc chắn rằng các bạn đang mơ hồ và không hiểu tôi đề cập trường phái là cái gì ???
1. Bạch Đạo Yến: trường phái sạch sẽ trong nhà nuôi Yến
2. Hắc Đạo Yến: trường phái nhớp/hôi hám trong nhà nuôi Yến
Trường phái Bạch Đạo thiên về sạch sẽ, môi trường tinh khiết. Tổ Yến nhờ được môi trường sạch sẽ mà giá trị của nó rất cao.
Trường phái Hắc Đạo thiên về phong cách giả hang Yến tự nhiên, mùi nồng khó chịu trong nhà, ít vệ sinh, phun sương nhiều,v.v. Tổ Yến kém chất lượng hơn, tuy nhiên giá thành đầu tư ít tốn kém hơn.
Nghĩ là đơn giản, chỉ cần giữ sạch sẽ, dọn phân thường xuyên, quét nhà và lau nhà Yến là được. Không hề đơn giản vậy đâu. Bạn thử làm vậy đi rồi sẽ thấy cái tác hại. Để được 1 nhà Yến theo phong cách sạch sẽ tinh khiết, tôi xin trình bày vài ý chính bao quát như sau:
- Phong cách bắt loa sẽ được thay đổi. Thay vì bắt những loa thông thường thật nhiều, ta lại bắt các loại loa cao cấp tại các vị trí góc hiểm, với số lượng loa ít hơn. Vị trí bắt loa phải được tính toán kỹ về sự khếch đại DB thật đều trong nhà Yến của bạn. Tất cả vị trí phải nhận được âm lượng tương đối bằng nhau. Các vị trí loa phải gắn kết với các vị trí giữ phân trên không, để hạn chế phân rớt xuống sàn. Khi đông chim, phân sẽ rơi tương đối nhiều. Các khay giữ phân trên không sẽ tạo 1 đường đi thật sạch sẽ trên sàn nhà cho bạn. Cấu trúc mặt sàn của các tầng cũng theo đó mà thay đổi cho phù hợp.
- Phong cách bắt loa thay đổi, vì vậy trước khi bắt loa, cần lên bản vẽ thi công lắp đặt ván gỗ theo hệ thống loa trước khi lắp đặt ván. Và cách lắp đặt ván Bạch đạo có đôi chút khác Hắc đạo, nếu bạn thực sự để ý.
- Mùi và các hóa chất cũng phải chọn cho đúng. Bạch đạo thì thiên về mùi hơn Hắc đạo, chúng tốn kém hơn hẳn. Tuy nhiên nhà Yến bên Bạch đạo thì không cần phải bón phân chim, không cần phải pha phân chim với nước và tạt lên tường, v.v. Bên Bạch đạo có những hóa chất đặc trưng hơn và đa số giữ bí mật về mùi hóa chất thích hợp khi khám phá ra, cho dù là sản phẩm bán ngoài thị trường hay sản phẩm tự chế.
- Nhạc Yến: hoàn toàn khác nhau từ nhạc trong cho đến nhạc ngoài. Vì vậy tại sao cùng một vùng như nhau, 2 nhà Yến khác nhau xài chung 1 bài nhạc giống nhau nhưng chỉ 1 căn hấp dẫn chúng. Âm thanh dụ Yến được gọi là 1 kiệt tác của con người, của chuyên gia làm Yến tạo nên. Chúng không hề đơn giản mà rất cực kì phức tạp. Con người không thể hiểu tiếng chim, nó tổng hợp từ hơn 100 tiếng kêu, âm điệu khác nhau, độ ngắn độ dài khoảng cách khác nhau giữa từng âm điệu. Nó chính là ngôn ngữ của chim Yến. Ví dụ: ngôn ngữ của ta "Hôm nay trời đẹp quá, trời mát mẽ, trong xanh". Tất cả các từ ta phải sắp xếp theo đúng thứ tự, nếu có cắt ghép cũng phải đúng thì ý nghĩa mới không thay đổi. Làm 1 bài nhạc Yến cũng như vậy. Nếu cắt ghép sai lệch, 1 bài nhạc Yến sẽ trở nên vô nghĩa. 1 bài nhạc Yến thành công và nổi tiếng trên thị trường thì cũng không có được sự hoàn thiện này. Chỉ cần 20% câu từ trong bài Yến có nghĩa, tức thành công trong việc dụ chim, và không có câu sai từ (như âm tục, bậy, sos đối với chim) là đã 1 bài nhạc có giá trị và đáng giá cả nghìn đô. Với 1 môi trường nuôi chim khác nhau giữa Hắc Bạch đạo, tạo nên phong cách nhạc Yến áp dụng cần thay đổi.
- Chế độ phun sương; khác nhau, máy móc tạo ẩm khác nhau, độ ẩm Bạch đạo phải cực cao trong điều kiện sàn nhà không ướt(>90%). Nó có nguyên do của nó.
- Phần ánh sáng/ độ tối: giống nhau
- Chất liệu thanh làm tổ được thay thế
Tóm lại, phân biệt được trường phái nhà Yến, bạn sẽ nắm bắt được mình nên bố trí nhà Yến mình thế nào cho phù hợp giữa các yếu tố. Tránh nhầm lẫn giữa 2 phái, trộn chung 2 công thức vào 1 lò phản ứng thì chỉ có công cốc. Thêm nữa, nó chính là nguyên nhân tại sao những bài nhạc hay, mùi nổi tiếng, phương thức áp dụng không thay đổi, bạn này thành công, bạn khác lại thất bại.
Bây giờ bạn đọc đang suy nghĩ là nhà Yến của mình đang thuộc trường phái nào???
Có bạn sẽ thắc mắc tôi thuộc trường phái nào??? Và câu chuyện là như thế này:
Sau khi tầm sư học đạo Malaysia với thầy Harry thuộc trường phái Hắc đạo. Tôi dựa theo những căn bản lý thuyết bên Hắc đạo mà thành. Tất cả những phát minh hay áp dụng vào nhà Yến đều thuộc phái Hắc đạo. Sau một thời gian, tôi có cơ hội tiếp xúc với 1 người từ Indo. qua một người bạn trong nghề tại TP.HCM. Ông ta không phải chuyên gia, mà là 1 người nuôi Yến đã thành công tại bản xứ và đang phát triển mở rộng nuôi Yến tại VN. Sau một hồi trao đổi thông tin nuôi Yến, tôi nhận ra nhiều sự khác biệt về phương thức nuôi dụ Yến của tôi và ông ta. Tôi không tin và cố gắng không tranh cãi. Tôi cố thu xếp thêm thời gian ở lại TP.HCM để được tận mắt chứng kiến nhà Yến của ông ta tại đây, chỉ duy nhất 1 căn. Thực tế trong lòng tôi đầy nghi ngờ về trình độ của ông ta và tôi muốn được rõ ràng. Sau một đoạn đường dài, đến được nhà Yến của ông bạn người Indo. Ngắm nghía bên ngoài, thấy cũng thường không gì đặc sắc so với nhà khác. DT nuôi Yến chừng 200m2, 2 tầng, 1 năm 150 tổ. Sau khi vào tham quan trong nhà Yến xong, tôi bước ra hoàn toàn với 1 tâm trạng khác. Cái tôi suy nghĩ mãi là phương thức làm nhà Yến của ông ta rất khác biệt mình, quan trọng là vẫn đạt kết quả tốt. Mọi nghiên cứu và kiến thức của tôi dường như bị đạp đỗ bởi cái lí thuyết ngược ngạo đó. Từ khi bước chân ra khỏi nhà Yến, đầu tôi đã bắt đầu lùng bùng và không thể thông suốt. Cũng kéo dài chừng 2-3 tháng tôi mới được thông suốt và chia ra chúng là Hắc đạo và Bạch đạo.
Đối với Bạch Đạo tôi chỉ nắm bắt được 1 phần vì chưa có điều kiện thực tế. Nếu có bạn nào có nhu cầu nuôi Yến vì đam mê hơn là kinh tế, thích kiểu nuôi Yến Bạch đạo. Dám nghĩ dám làm, hãy liên hệ tôi. Tôi sẽ làm căn nhà Yến theo mô hình Bạch Đạo hết khả năng của mình. Điều kiện: Nhà Yến phải cao hơn các nhà lân cận 2 tầng. Phải là công trình xây dựng phần thô từ ban đầu. DT mặt đất yêu cầu: tối thiểu 8x20m
Một trong những mô hình phần mái của nhà Yến trường phái nhóm Bạch đạo:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét