Advertisment

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Tai nạn nghề nghiệp trong nhà Yến!

Cũng như các ngành nghề khác, nhà Yến cũng là nơi bạn nên cẩn thận đề phòng các rủi ro gặp phải. Tai nạn xảy ra cũng có thể do bất cẩn, do nhà thiết kế tạm bợ, do vui mừng quá khi thấy nhiều tổ trở nên bất cẩn, hoặc khi thấy nhà Yến có sự cố ta cũng trở nên bất cẩn. Tai nạn nghiêm trọng nhất tôi được biết có thể dẫn đến tử vong hoặc thương tật là: Té hoặc rớt từ trên cao. Có nhiều trường hợp tuy tai nạn xảy ra không phải là nghiêm trọng, nhưng khi chủ nhà bị chấn thương không được trợ giúp kịp thời cho đến khi phát hiện thì đã quá trễ. Cách tốt nhất là nên vào nhà Yến 2 người, nếu sự cố xảy ra, còn 1 người để giúp đỡ bạn. Các loại tai nạn đã xảy ra:

1. Tai nạn từ thang tre, gỗ:
Rất nhiều nhà hay dùng thang tre/gỗ để làm thiết bị leo trèo cho nhẹ và tiện lợi. Tuy nhiên trong môi trường ẫm ướt nhà Yến, các dụng cụ này sẽ rất nhanh bị phân hũy và trở nên vô cùng nguy hiểm khi bạn leo trèo tại độ cao tương đối. Vì vậy tránh đặt thang tại khu vực phun sương, tránh đặt thang nằm trên sàn ướt. Kiểm tra kỹ thang bằng ánh sáng trước khi sử dụng. Nên thay đổi hàng năm các vật dụng leo trèo hoặc mang ra ngoài ánh sáng để kiểm tra, bảo trì.

2. Rơi/ rớt xuống lỗ thông tầng, lỗ chuồng Cu, tầng bằng la phong gỗ và tấm ván xi măng, mái tôn:
- Lỗ chuồng cu / thông tầng: để tạo điều kiện cho chim Yến vào dễ dàng, ta không thể che chắn tường cao hay giăng nhiều dây để được an toàn. Chính các điểm này là mối nguy hiểm và ta cần có biện pháp xây dựng để cảnh báo khi bước vào khu vực này. Đặc biệt nên dùng đèn bắt tại các khu vực nguy hiểm, bật lên khi vào nhà Yến, có gờ cao 30cm tại miệng lỗ.
- Cũng có nhà thiết kế thay vì đổ sàn giữa các tầng thì dùng đà gỗ, lắp ván gỗ hoặc tấm xi măng, sau đó trải bạc để chống thấm. Tuy nhiên, 1 thời gian dài trong điều kiện ẫm ướt cao, các vật liệu này không thể so sánh với sàn đúc bê tông. Những chỗ đọng nước trở nên mềm nhũn, từ từ phân rã. Những chỗ này chính là mối đe dọa cho các nhà Yến có tuổi.
- Mái tôn: tôi đã từng trải nghiệm khi bước vào 1 căn nhà Yến đã xảy ra sự cố này. Chủ nhà trèo lên mái tôn để chống nước rò rỉ. Không may mắn, đã dẫm lên 1 tấm tôn bị yếu vì nguyên nhân gì đó. Chủ nhà đã rớt từ trên tôn xuống, lọt luôn qua lớp trần la phong và các thanh làm tổ.

Những lưu ý để bảo tồn số chim trong nhà Yến của mình!

Đối với những nhà đông chim, việc phát hiện và nhặt xác những chú chim non, trứng rơi là chuyện thông thường và chẳng là gì quan trọng vì mức độ ảnh hưởng kinh tế chả là bao nhiêu đối với chủ nhà. Cũng có những chủ nhà dững dưng khi thấy 1 chú chim con rớt xuống mặt đất và không có khả năng về tổ của chúng, lý do vì chẳng biết chỗ nào mà đặt chúng về, sai chỗ thì cũng lại rớt và chết thôi...! Phương cách giảm thiệt hại này hầu như

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Đa dạng hóa khu vực làm tổ

Những căn nhà Yến thông thường chỉ lắp đặt khung kiểu ván treo theo 1 phương thức giống nhau từ đầu nhà cho tới cuối nhà. Cũng có những chủ nhà rất trau truốt khi treo ván làm tổ, rất khít, rất đều và đẹp. Cũng có những nhà lắp đặt thanh làm tổ rất chuẩn về kỹ thuật. Nhưng tất cả vẫn chưa đủ vì bạn có thể thu hút chim Yến ở lại làm tổ còn tốt hơn thế nữa! Và đó cũng chính là lí do tại sao tôi vẫn luôn luôn tiếp tục đổi mới cách làm, phát triển về kỹ thuật để làm sao tăng cường sát xuất chim ở lại nhà làm tổ. Nuôi Yến cũng như các ngành nông nghiệp khác, bạn có thể tăng sản lượng lúa, tăng chất lượng thịt, trái cây. Cũng như nuôi chim cảnh, câu cá, v.v.
Các kỹ thuật này nếu bạn là người không đi sâu, bạn cũng chỉ biết là câu cá chỉ cần cái cần, sợi dây, con mồi và sự kiên nhẫn. Khi đi sâu tìm tòi về kỹ thuật nuôi Yến, bạn sẽ thấy nó là vô biên, càng tìm hiểu thì càng rối, còn lắm thứ không thể hiểu nổi. Đặc biệt ngành nuôi Yến, đa số các thông tin đều được giữ kín, đại đa số người nuôi Yến đều giữ bí mật bí quyết của mình vì giá trị của thông tin này là vô giá. Chỉ cần vài bí quyết cộng vào các căn bản nuôi Yến, bạn đi đâu cũng sẽ thành công. Số tiền lợi nhuận thì khỏi phải bàn. Do đó, ngành Yến không phải là ngành khó hơn các ngành khác như nuôi tôm nuôi cá, mà cái khó của nó là do thông tin không được phổ biến và thậm chí mất đi khi người kỹ thuật Yến về vườn.

Mục đích của việc đa dạng hóa phương thức treo thanh làm tổ nhằm đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của chim Yến về việc cư trú, xây tổ, nuôi con và lẫn tránh kẻ thù. Cũng như con người hay các động vật hoang dã khác, nhu cầu của 1 loài không bao giờ giống nhau trên từng cá thể. Vì vậy việc lắp đặt thanh làm tổ theo 1 hình thức "đi đâu giống đó" trong cùng 1 nhà là chưa phát huy được hiệu quả. Phải cho chúng sự khác biệt từng khu, từng phòng thì mới hy vọng tăng cường xác xuất giữ chim ở lại. Một căn nhà Yến phức hợp cũng chính vì lý do này. Đừng bao giờ lắp đặt 1 cách thức cho toàn bộ căn nhà từ hệ thống âm thanh tới hệ thống ván làm tổ và các vấn đề khác. Khi tham quan các nhà Yến trong và ngoài nước, có mặt của sự đa dạng dụ Yến là sự thành công cao hơn. Đa số các nhà Yến tại Việt Nam, về phần thô trong nhà, thật đơn giản và quá đơn điệu, 1 căn nhà Yến chừng 1000m2, 5 tầng. Tầng nào cũng giống tầng nào, cả 1 không gian sàn 100-200m2 thông suốt, không 1 bức vách, cấu trúc sơ xài, đơn giản. Nếu đơn giản vậy thì cần gì phải có kỹ thuật Yến, chuyên gia Yến. Tại sao bạn cần một chuyên gia hay kỹ thuật nuôi Yến? Cũng như 1 doanh nghiệp nếu bạn là chủ không có chuyên môn về Quản Trị, bạn cần thuê một người Giám Đốc có kinh nghiệm hoặc chuyên môn để hoạt động kinh doanh hiệu quả. Bạn có thể tự làm việc này, nhưng nếu tìm đúng người Quản trị giỏi, doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển hơn hẳn, và điều này là sự thật ai ai cũng biết. Chuyên gia nuôi Yến cũng vậy, là người có thể giúp bạn thành công hơn những gì bạn đang làm. Nếu tự làm nhà Yến với xác xuất rủi ro cao, mức độ thành công thấp. Bạn bỏ thêm 1 số tiền đầu tư cho người chuyên gia nuôi Yến, để rút ngắn thời gian thành công, lợi nhuận cao hơn, tại sao lại không làm? Điều quan trọng là thị trường có quá nhiều chuyên gia Ảo Thuật, thật là khó để đưa ra 1 quyết định đúng đắn.

Khi đa dạng hóa thành công, thay vì 100 con chim tới chơi và 10 con quyết định làm tổ, sẽ có 15-20 con. Điều này có thể xảy ra vì nhà Yến của ta đáp ứng được nhiều sự lựa chọn trong số 100 con này. Phải luôn luôn hiểu, Yến là 1 động vật có giác quan và suy nghĩ, không phải là 1 con robot có lập trình, tính cách mỗi con Yến, nhu cầu mỗi con đều khác nhau, không khác nhiều cũng khác ít.

Đa dạng hóa thanh treo làm tổ:
1. Góc 90-135-180độ xen kẻ
2. khoảng cách giữa 2 ván thay đổi theo từng mức độ từ đầu nhà tới cuối nhà, liên quan đến ánh sáng và hướng gió. Rất hiếm người làm được điều này
3. đa dạng việc lắp đặt tổ giả lên ván, vị trí, độ cao, kích thước, độ ẫm, ánh sáng thay đổi từng nấc là điều rất cần thiết
V.V. còn rất nhiều chi tiết để đi sâu, bạn hãy dựa theo thông tin trên mà tìm hiểu. Bạn sẽ cảm nhận được điều này khi lên nhà Yến của mình, hãy quan sát các tổ Yến nhà mình. Đó là 1 cách học nuôi Yến mà tôi hay làm. Cô Thầy giáo của bạn chính là mấy con Yến vì nó cung cấp cho bạn câu trả lời chính xác nhất.

1 trong những ví dụ thực tế của 1 nhà Yến tôi tham gia, là ví dụ điển hình của sự thành công trong việc đa dạng hóa nuôi Yến:

 Thông thường theo kiểu bắt ván kích thước này là khoảng cách giữa 2 thanh nên 400-450mm. Tận dụng ô cuối, tôi thêm vào 1 khe 150mm vào căn phòng này. Khoang này không có khả năng dụ chim cao, nhưng nó có khả năng thu hút được những cá thể Yến thích chật hẹp (an toàn). Bạn nghĩ có nên đa dạng hóa phong cách làm của mình ??? Căn nhà này được gần 150 tổ, trong đó khe này đã được chừng 5 tổ.

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

2 trường phái chính nuôi Yến trong nhà!

Để đi sâu vào kỹ thuật nuôi Yến bạn cần phân biệt rõ 2 trường phái chính trong việc lắp đặt kỹ thuật nuôi Yến. Tại VN rất hiếm thấy 1 người chuyên cả 2 trường phái này, vì những tiêu chuẩn đặc trưng của nó trái ngược nhau. Thế nhưng, trường phái nào cũng thành công, mạnh về thu hút chim Yến, khó phân biệt cái nào hơn cái nào. Rất nhiều người nuôi Yến, thành công hay thất bại cũng chưa rõ mình đang thuộc trường phái nào. Do đó nhiều người rất nhầm lẫn trong việc sử dụng cả 2 chiêu thức khác phái nhau, lợi thì chưa thấy, hại thì đến liền.

Nói đến giờ tôi chắc chắn rằng các bạn đang mơ hồ và không hiểu tôi đề cập trường phái là cái gì ???

1. Bạch Đạo Yến: trường phái sạch sẽ trong nhà nuôi Yến
2. Hắc Đạo Yến: trường phái nhớp/hôi hám trong nhà nuôi Yến

Trường phái Bạch Đạo thiên về sạch sẽ, môi trường tinh khiết. Tổ Yến nhờ được môi trường sạch sẽ mà giá trị của nó rất cao.

Trường phái Hắc Đạo thiên về phong cách giả hang Yến tự nhiên, mùi nồng khó chịu trong nhà, ít vệ sinh, phun sương nhiều,v.v. Tổ Yến kém chất lượng hơn, tuy nhiên giá thành đầu tư ít tốn kém hơn.

Nghĩ là đơn giản, chỉ cần giữ sạch sẽ, dọn phân thường xuyên, quét nhà và lau nhà Yến là được. Không hề đơn giản vậy đâu. Bạn thử làm vậy đi rồi sẽ thấy cái tác hại. Để được 1 nhà Yến theo phong cách sạch sẽ tinh khiết, tôi xin trình bày vài ý chính bao quát như sau:

- Phong cách bắt loa sẽ được thay đổi. Thay vì bắt những loa thông thường thật nhiều, ta lại bắt các loại loa cao cấp tại các vị trí góc hiểm, với số lượng loa ít hơn. Vị trí bắt loa phải được tính toán kỹ về sự khếch đại DB thật đều trong nhà Yến của bạn. Tất cả vị trí phải nhận được âm lượng tương đối bằng nhau. Các vị trí loa phải gắn kết với các vị trí giữ phân trên không, để hạn chế phân rớt xuống sàn. Khi đông chim, phân sẽ rơi tương đối nhiều. Các khay giữ phân trên không sẽ tạo 1 đường đi thật sạch sẽ trên sàn nhà cho bạn. Cấu trúc mặt sàn của các tầng cũng theo đó mà thay đổi cho phù hợp.
- Phong cách bắt loa thay đổi, vì vậy trước khi bắt loa, cần lên bản vẽ thi công lắp đặt ván gỗ theo hệ thống loa trước khi lắp đặt ván. Và cách lắp đặt ván Bạch đạo có đôi chút khác Hắc đạo, nếu bạn thực sự để ý.
- Mùi và các hóa chất cũng phải chọn cho đúng. Bạch đạo thì thiên về mùi hơn Hắc đạo, chúng tốn kém hơn hẳn. Tuy nhiên nhà Yến bên Bạch đạo thì không cần phải bón phân chim, không cần phải pha phân chim với nước và tạt lên tường, v.v. Bên Bạch đạo có những hóa chất đặc trưng hơn và đa số giữ bí mật về mùi hóa chất thích hợp khi khám phá ra, cho dù là sản phẩm bán ngoài thị trường hay sản phẩm tự chế.
- Nhạc Yến: hoàn toàn khác nhau từ nhạc trong cho đến nhạc ngoài. Vì vậy tại sao cùng một vùng như nhau, 2 nhà Yến khác nhau xài chung 1 bài nhạc giống nhau nhưng chỉ 1 căn hấp dẫn chúng. Âm thanh dụ Yến được gọi là 1 kiệt tác của con người, của chuyên gia làm Yến tạo nên. Chúng không hề đơn giản mà rất cực kì phức tạp. Con người không thể hiểu tiếng chim, nó tổng hợp từ hơn 100 tiếng kêu, âm điệu khác nhau, độ ngắn độ dài khoảng cách khác nhau giữa từng âm điệu. Nó chính là ngôn ngữ của chim Yến. Ví dụ: ngôn ngữ của ta "Hôm nay trời đẹp quá, trời mát mẽ, trong xanh". Tất cả các từ ta phải sắp xếp theo đúng thứ tự, nếu có cắt ghép cũng phải đúng thì ý nghĩa mới không thay đổi. Làm 1 bài nhạc Yến cũng như vậy. Nếu cắt ghép sai lệch, 1 bài nhạc Yến sẽ trở nên vô nghĩa. 1 bài nhạc Yến thành công và nổi tiếng trên thị trường thì cũng không có được sự hoàn thiện này. Chỉ cần 20% câu từ trong bài Yến có nghĩa, tức thành công trong việc dụ chim, và không có câu sai từ (như âm tục, bậy, sos đối với chim) là đã 1 bài nhạc có giá trị và đáng giá cả nghìn đô. Với 1 môi trường nuôi chim khác nhau giữa Hắc Bạch đạo, tạo nên phong cách nhạc Yến áp dụng cần thay đổi.
- Chế độ phun sương; khác nhau, máy móc tạo ẩm khác nhau, độ ẩm Bạch đạo phải cực cao trong điều kiện sàn nhà không ướt(>90%). Nó có nguyên do của nó.
- Phần ánh sáng/ độ tối: giống nhau
- Chất liệu thanh làm tổ được thay thế
Tóm lại, phân biệt được trường phái nhà Yến, bạn sẽ nắm bắt được mình nên bố trí nhà Yến mình thế nào cho phù hợp giữa các yếu tố. Tránh nhầm lẫn giữa 2 phái, trộn chung 2 công thức vào 1 lò phản ứng thì chỉ có công cốc. Thêm nữa, nó chính là nguyên nhân tại sao những bài nhạc hay, mùi nổi tiếng, phương thức áp dụng không thay đổi, bạn này thành công, bạn khác lại thất bại.

Bây giờ bạn đọc đang suy nghĩ là nhà Yến của mình đang thuộc trường phái nào???
Có bạn sẽ thắc mắc tôi thuộc trường phái nào??? Và câu chuyện là như thế này:

Sau khi tầm sư học đạo Malaysia với thầy Harry thuộc trường phái Hắc đạo. Tôi dựa theo những căn bản lý thuyết bên Hắc đạo mà thành. Tất cả những phát minh hay áp dụng vào nhà Yến đều thuộc phái Hắc đạo. Sau một thời gian, tôi có cơ hội tiếp xúc với 1 người từ Indo. qua một người bạn trong nghề tại TP.HCM. Ông ta không phải chuyên gia, mà là 1 người nuôi Yến đã thành công tại bản xứ và đang phát triển mở rộng nuôi Yến tại VN. Sau một hồi trao đổi thông tin nuôi Yến, tôi nhận ra nhiều sự khác biệt về phương thức nuôi dụ Yến của tôi và ông ta. Tôi không tin và cố gắng không tranh cãi. Tôi cố thu xếp thêm thời gian ở lại TP.HCM để được tận mắt chứng kiến nhà Yến của ông ta tại đây, chỉ duy nhất 1 căn. Thực tế trong lòng tôi đầy nghi ngờ về trình độ của ông ta và tôi muốn được rõ ràng. Sau một đoạn đường dài, đến được nhà Yến của ông bạn người Indo. Ngắm nghía bên ngoài, thấy cũng thường không gì đặc sắc so với nhà khác. DT nuôi Yến chừng 200m2, 2 tầng, 1 năm 150 tổ. Sau khi vào tham quan trong nhà Yến xong, tôi bước ra hoàn toàn với 1 tâm trạng khác. Cái tôi suy nghĩ mãi là phương thức làm nhà Yến của ông ta rất khác biệt mình, quan trọng là vẫn đạt kết quả tốt. Mọi nghiên cứu và kiến thức của tôi dường như bị đạp đỗ bởi cái lí thuyết ngược ngạo đó. Từ khi bước chân ra khỏi nhà Yến, đầu tôi đã bắt đầu lùng bùng và không thể thông suốt. Cũng kéo dài chừng 2-3 tháng tôi mới được thông suốt và chia ra chúng là Hắc đạo và Bạch đạo.

Đối với Bạch Đạo tôi chỉ nắm bắt được 1 phần vì chưa có điều kiện thực tế. Nếu có bạn nào có nhu cầu nuôi Yến vì đam mê hơn là kinh tế, thích kiểu nuôi Yến Bạch đạo. Dám nghĩ dám làm, hãy liên hệ tôi. Tôi sẽ làm căn nhà Yến theo mô hình Bạch Đạo hết khả năng của mình. Điều kiện: Nhà Yến phải cao hơn các nhà lân cận 2 tầng. Phải là công trình xây dựng phần thô từ ban đầu. DT mặt đất yêu cầu: tối thiểu 8x20m


Một trong những mô hình phần mái của nhà Yến trường phái nhóm Bạch đạo:


Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Căn nhà Yến số 03 của tôi!

Một trong những công việc bận rộn năm ngoái của tôi là hoàn tất căn nhà ở kết hợp nuôi Yến. Cuối cùng nhà ở đã hoàn thiện và nhà chim bắt đầu triển khai phần nội thất.
Đây sẽ là căn nhà Yến mẫu của tôi dành cho các khách hàng tham quan, tìm tòi và học hỏi nếu ghé qua. Căn nhà Yến mẫu này không trọng tâm về việc nuôi dụ chim mà để tôi áp dụng những ý tưởng mới về nuôi Yến, và tạo điều kiện cho những bạn học nuôi Yến tham quan.




Căn nhà Yến số 02 của tôi!

Sau 3 tháng chuyển đổi 1 phần nhà ở thành hang Yến. Chọn ngày lành tháng tốt để khai máy dụ chim vào ngày 13/1/2013.
 * Kiểm tra đợt 1: sau 2 tuần nhà Yến vào hoạt động (tầm 50 con, 3 tổ đã bắt đầu quét)


* Kiểm tra đợt 2: sau 6 tuần nhà Yến vào hoạt động (số chim trên 250 con, 79 tổ đã quét trong đó 24 tổ đã hoàn thiện).










* Nền nhà không cần bón phân chim, tất cả đều được phủ kín trong vòng 6 tuần





* Hệ thống âm li và loa Malaysia
* Nhạc ngoài: 2conyen vol02 ; Nhạc trong: SBK2
* Tạo ẩm toàn bộ bằng siêu âm
* Mùi / hóa chất được áp dụng: Mùi bầy đàn TTGC, mùi KTLT, tổ giả xốp tẩm mùi, ván gỗ Malaysia đều được tẩm mùi sau khi treo.

Đặc biệt các tổ giả bằng xốp tẩm mùi KTLT (sản phẩm mới), rất thành công trong việc giữ chim. Toàn bộ 100% tổ giả đều được làm tổ (chỉ 6 tuần), những chú Yến chậm chân đành phải làm trên mặt gỗ.
Đây là kỷ lục mới trong nghề nuôi Yến mà tôi đã đạt được. 79 tổ trong 6 tuần.
Dự tính nhà Yến này 6 tháng tuổi sẽ được 500 tổ.

Tổng kết nhà Yến số 01 của tôi cuối năm 2012!

Nhà Yến được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2011. Sau 6 tháng hoạt động không hiệu quả chỉ với 6 cặp chim (2 tổ trên tổ giả). Tôi quyết định tầm sư học đạo tại Malaysia - nuôi Yến như nuôi gà. Thầy Harry đã không ngại ngần truyền đạt hết kinh nghiệm 5 năm trong nghề nuôi Yến.
Tuy tiền học phí cao ngất ngưỡng nhưng tôi biết số tiền bỏ ra rất xứng đáng. Thay vì phải bỏ 5 năm tự thân mày mò, tôi đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Chỉ trong thời gian ngắn tôi đã có được kiến thức mà tôi mong muốn. Dựa theo lý thuyết của thầy, tôi tự phát triển kiến thức riêng cho mình, phát triển được nhiều cách nuôi Yến thành công. Qua vài lần tiếp xúc với các chuyên gia Malaysia ghé thăm VN, tôi tự tin rằng mình không hề thua kém. Cuối năm 2012 với sự tổng kết gần 30 căn nhà Yến có sự tham gia của tôi, 100% nhà đều có chim và tổ. Số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào từng vùng và phương thức chịu làm của chủ nhà.

Nhà Yến số 01 của tôi. Sau 18 tháng hoạt động, đã được đưa vào chế độ thu hoạch nhằm mục đích kích thích chim làm tổ và nhân đàn (p.thức thu hoạch nhân đàn sẽ trình bày sau này).


*Thu hoạch: Không ai nghĩ rằng 1 căn nhà Yến thất bại được phục hồi và thành quả như thế này. Hãy liên hệ tôi nếu bạn đang lo lắng căn nhà Yến của bạn.


*Bạch Yến: duy nhất tại nhà Yến của tôi

Chim chủ bầy P2!

Nếu có những chủ nhà thường xuyên lo lắng cho dân số đàn chim mình, chiều chiều các ông các bà đều túc trực đếm số chim của mình về được bao nhiêu. Có người thì chúi đầu vào màn hình camera căng mắt ra đếm tới đếm lui. Quan trọng là ít ai để ý tới con chim chủ bầy của mỗi đàn trong nhà mình vì không ai để ý tới điều mà rất nhiều người thiếu xót.


Trong các cuốn sách của các bậc Thầy nuôi Yến tại Indo Malai, đều có nội dung đặc điểm sống bầy đàn của loài Yến. Nào là chim Yến bay và kiếm ăn theo bầy đàn, 1 bầy có thể đạt tới cả triệu con v.v. Nhưng các chuyên gia này chưa hề đề cập tới con chim chủ bầy. Và tôi đã tìm kiếm rất nhiều nguồn nhưng không kiếm ra về vấn đề chim chủ bầy.

Bất cứ nhà nuôi Yến nào cũng từng trải qua, nhận chim thì ít và chậm, nhưng mất chim thì rất nhanh rất nhiều trong vòng 1 đêm. Lý do khi chim vào ở nhà bạn là 1 thành viên cô độc, vì lí do sinh tồn chúng buộc phải gia nhập 1 bầy đàn để kiếm ăn. Hầu hết tất cả số chim trong nhà bạn đều thuộc 1 bầy nào đó trong nhà của bạn. Tai họa mất chim nếu bạn làm phật lòng con "Yến chúa", nó sẽ bay đi cùng với lũ đệ của chúng. Vì vậy việc nhà Yến mất đi vài chục, vài trăm con trong 1 đêm là chuyện bình thường mà các chủ nhà Yến hay nói với tôi:
"A. Hùng, bình thường tôi vẫn lên bảo trì nhà Yến, không hiểu sao hôm rồi lên bảo trì xong, ngày hôm sau đếm đi đếm lại qua camera mất 28 con (tổng số 134 con)"
"Anh thử nhớ lại hôm đó anh có làm cái gì khác lạ ko?"
"Ah...có lẽ tôi đụng phải 1 con chim trong nhà Yến, nó bay rất nhanh và đụng vào cổ tôi khi tôi bất thình lình đi vào lỗ cửa phòng. Tôi giật mình cũng có hét toáng trong đó. Có lẽ ... con Yến cũng giật mình. Nhưng tôi không hiểu tại sao không phải mất 1 con mà tôi lại mất cả bầy"

Việc xác định vị trí chim chủ bầy trong nhà Yến của bạn rất quan trọng nếu bạn muốn giảm mất chim với số lượng lớn. Công việc này bạn cần có camera quan sát khi chiều về chim làm tổ. Sau khi xác định Yến chủ bầy, bạn cần theo dõi chúng bay vào ổ như thế nào và xác định vị trí của nó. Công việc này không hề đơn giản. Và lưu ý, 1 nhà Yến có trên 1 con Yến chúa.

Sau khi nắm được vị trí của Yến chúa. Hãy cho nó cái nó thích (nhiệt độ và độ ẫm tốt nhất, mùi đều đặn, vệ sinh tốt, đặc biệt chất kích thích làm tổ ngay dãy tổ của chúng sau khi thu hoạch), chắc chắn bạn sẽ không mất 1 con chim nào trong đàn. Thông thường các nhà Yến trên 1000con thì không việc gì phải lo, do tính tập tính bầy đàn của nó đã quen trong nhà Yến của bạn, rất khó mất khi đụng chạm vấn đề. Ngược lại các nhà Yến trẻ tuổi, bạn nên hết sức cẩn thận.

Một số hình ảnh về giống chim Yến phổ biến tại Đà Nẵng








Chuyên gia nuôi Yến

Nói về chúng tôi

Gửi thư đến - Hùng Yến

Tên

Email *

Thông báo *

© diendan2conyen All copy rights | Designed by Of-all-time.com