Advertisment

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Sản phẩm mới! Dung dịch quét gỗ 2conyen!

Đầu tiên phải nhắc lại vấn đề về việc xài sai loại Gỗ, loại Gỗ có mùi nồng, khai, khiến chim không chịu làm tổ.
Trong lúc chờ đợi các thanh INOX lên hình (đang nghiên cứu cách tạo rãnh hợp lí cho loại INOX, giảm giá thành và dễ làm). Tôi chợt nghĩ đến cách làm 1 loại dung dịch nào đó để quét lên Thanh làm tổ, vừa trị mùi hôi Gỗ, vừa cuốn hút được chim làm tổ.

Sau 2 tuần suy nghĩ 1 phương án khác ngoài thanh làm tổ bọc INOX. Tôi đã vô tình nghĩ ra phương thức làm 1 loại dung dịch mà tôi sắp trình làng là "Dung Dịch Quét Gỗ 2conyen" , tạm thời chưa có tên nên tôi gọi vậy. Loại dung dịch này có thể quét lên bất cứ loại Gỗ nào. Cái đặc biệt ở loại dung dịch này khác các loại như Love Potion là: ngoài việc mùi cuốn hút chim, dung dịch sẽ tạo 1 lớp màn mỏng hấp dẫn chim nhổ bọt làm tổ tại đây.

Tuần sau, dung dịch này chính thức được quét lên thanh làm tổ tại nhà Yến của tôi (nhà Yến chuyên dùng để thử nghiệm các loại nhạc và các loại mùi). Sau 1 tháng sẽ kiểm tra kết quả và trình làng. Nếu thành công, các bạn sẽ có thêm 1 dung dịch mùi để sử dụng và các nhà Yến có vấn đề về Gỗ bị mùi sẽ sử dụng thành công. Loại dung dịch này sẽ ra mắt với 2 loại:
1. Chuyên trị mốc và kích thích chim nhổ bọt làm tổ
2. Chuyên dụng hút chim và trị mùi hắc từ gỗ
Hy vọng các bạn đọc sẽ ủng hộ sản phẩm của tôi nếu thí nghiệm của tôi thành công.


*Lịch triển khai sản xuất "Dung dịch quét gỗ 2conyen"
- Ngày phát minh: 28/04/2012
- Ngày thí nghiệm của tôi: 01/05/2012
- Ngày thí nghiệm của các bạn đọc: 15/05/2012
Bạn đọc nào muốn tham gia thí nghiệm, xin vui lòng liên hệ trước để tôi chuẩn bị hàng thí nghiệm, giá thành thí nghiệm sẽ bằng 1/2 giá chính thức với điều kiện bạn phải cung cấp hình ảnh sự hiệu quả mang lại. Vì đây là sản phẩm thí nghiệm, tôi khuyên bạn nên cân nhắc kỹ trước khi vào cuộc và tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm tổn thất của bạn.
- Ngày kết quả của dung dịch: 30/5/2012
- Ngày bắt đầu ra thị trường dự định: 07/06/2012

Những bước căn bản để tìm hiểu về nhạc Yến

Những bài nhạc Yến được làm như thế nào?
Xuất phát từ các chuyên gia Indonesia 20 năm về trước. Các chuyên gia đã gắn máy thu âm và các góc trong nhà Yến, hang Yến để thu lại toàn bộ tiếng kêu của Yến. Tiếng thu này rất nhiều tạp âm và rất nhiều loại tiếng khác nhau. Sự sàn lọc tạp âm và âm thanh không cần thiết tốn rất nhiều thời gian và khó khăn. Cần sự kết hợp giữa chuyên gia Yến cao cấp và chuyên gia về âm thanh. Chưa đủ, sau khi sàn lọc đợt 1, người ta phải đem ra thử nghiệm nhiều ngày và chọn lọc các âm thanh cuốn hút chim. Làm tới làm lui mới ra được 1 bài nhạc. Lúc này nhạc Yến chưa được bán vì mục đích độc quyền hút chim. Sau này nhạc Yến mới được bán ra với giá lên tới $2000 1 bài. Sau này, các bài nhạc được tinh vi và hiệu quả hơn nhờ đến công nghệ máy móc hiện đại, chip microphone gắn trên thân chim Yến để theo dõi cách sống và âm thanh chúng phát ra.

Giá thành 1 bài nhạc hiện thời tại Indonesia và Malaysia từ $100 - $300 US. Các bài nhạc hay được làm từ các chuyên gia nổi tiếng có giá khá đắt là $800 Malaysia (MR) ($1=7,000 VND). Các bài nhạc này càng về sau càng rẽ do càng ngày càng nhiều người xài và bán cho nhau. Bởi vậy cái giá thành bạn mua tại VN là hoàn toàn không bao nhiêu so với giá tôi đã nhập về. Trong khi đó, không phải bài nào tôi mua cũng hiệu quả tại VN vì bài nhạc hiệu quả khác nhau so với mỗi vùng.

Những căn bản để hiểu được nhạc Yến cần thời gian dài để nhớ và quan sát. Những căn bản trong 1 năm đầu bạn cần làm là:
1/ Quan sát động thái của Yến khi bài nhạc bắt đầu phát lên.
VD: lao tới loa, chạy ra xa loa, bay lên cao hoặc bay đi, ví nhau
2/ Hướng bay của Yến
VD: bay tròn, bay thẳng, uốn éo,

3/ Thái độ của Yến (rất quan trọng)
VD: ôm loa, bay quanh loa, bay tới bay lui gần loa, không quan tâm tới loa, ví nhau chơi đùa thích thú quanh mái nhà, bay lên cao tít trên trời.
4/ Mỗi đoạn nhạc là mỗi loại tiếng chim kêu vào thời điểm khác nhau, khi chim chơi đùa ví nhau giữa con đực và đực, đực và cái, khi chim bắt cặp, chim non ra ràng,v.v.v. Các bạn phải lắng nghe từng đoạn nhạc và xem kiểu cách của Yến bay và chơi như thế nào. Từ đó sẽ trau dồi kiến thức âm nhạc Yến riêng cho mình. Ít nhất nếu không hiểu được và không nắm bắt được thì bạn cũng có thể biết những âm thanh nào là chim khu vực mình thích. Từ đó có thể chọn lọc làm riêng nhạc cho nhà mình. Hoặc khi mua các bài nhạc, bạn có cơ hội nghe thử thì biết ngay là bài nào sẽ hiệu quả cho nhà mình. Như trường hợp nhà tôi, mùa này là cuối mùa sinh sản, chim non bắt đầu tập bay, là 1 cơ hội tốt để dụ chim vào thời điểm này. Việc của tôi là chọn lọc các bài dành cho chim non ra ràng, vậy cơ hội dụ chim của tôi sẽ được cao hơn và nhanh hơn.

Đây mới chỉ là những bước đầu cơ bản về tìm hiểu nhạc Yến. Mất khá nhiều thời gian nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu. Cũng tốn kém không ít công sức và tiền bạc để thu thập nhạc để thử, học hỏi. Và đây cũng chỉ là 1 trong những kỹ năng cần có để trở thành một kỹ thuật nuôi Yến chuyên nghiệp, cái mà tại Việt Nam chưa được bao nhiêu người!!!

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Câu chuyện dỡ khóc dỡ cười!!!

Anh Hùng!

Nhà yến của em trước đây nhờ 1 cty uy tín (theo em nghĩ khi xem website cực kỳ hoành tráng của họ), tiếng tăm rất lớn trên thị trường yến, vậy mà khi em ký hợp đồng xây xong nhà yến thì em thất vọng hoàn toàn về cách thiết kế, lắp đặt bên trong nhà yến.


Nói về bản thiết kế, em cứ theo bản vẽ mà kêu thầu làm (7*25-1 trệt 2 lầu). Đến lúc thầu giao nhà cho em, thợ của họ xuống làm kêu sao trong nhà nó sáng quá!! (sáng thì tụi em biết vậy chứ em có bao giờ vào cái nhà yến nào đâu mà biết). Đến lúc lắp đặt xong xuôi, người đó xuống xem mới nói là nhà em xây bị thiếu 1 phần của tấm trên. Có nghĩa là em muốn leo lên chỗ chuồng cu, chui ra mái tôn thì chì có nước nhảy dù xuống mái nhà mà thôi. Họ bảo em kêu người xuống đóng bằng gác gỗ (như cái gác xép nhà mình đó, trong khi đó thầu của em tính xây cái cầu thang lên chuồng cu nhưng có chỗ nào đâu mà gá nó vào. Em phải kêu người đóng gác gỗ, tốn thêm 1 khoản tiền công, trong khi thầu nhà vẫn tính theo m2 mà lấy tiền. Coi như chuyện vậy em cũng vui lòng, vì mau mau mở máy dụ chim vào nhà vì sốt ruột quá. Lúc thợ của họ làm xong hết mọi thứ, bật máy nghe thử cũng ok. Họ cài timer cho nhà em là 5h sáng đến 7h tối. Tuần đầu dặn nhà em chịu khó xem nhạc nó chơi có đều ko. Anh em ngày nào cũng 5h sáng xuống, trời ạ! bữa đực bữa cái! bữa kêu bữa ko kêu..có khi hàng xóm thấy tắt nửa chừng chạy vội xuống thí im bặt. Đấy là nhà em gần,nhà em mà xa lâu em xuống 1 lần biết làm sao đây??!!

Em nói họ, họ xuống xem, sửa,sửa,sửa,,,ok...Họ về rồi, nhạc tắt!!

sau này mới nói do thợ nó đấu dây ẩu..Em vẫn kiên nhẫn vì họ chịu trách nhiệm 6 tháng mà. Vậy mà sửa rồi, lại tắt, mới đầu vào nhà còn có tí phân chim ở, được 1 tháng chẳng còn lấy 1 cục phân. Nhà em bức xúc lắm! vì nhạc cứ tắt hoài, ko nhẽ ngày nào cũng đi kiểm tra, còn ko thì dọn luôn xuống đó ở với chim. Sau 1 tháng, ko phải nhạc tắt, ko phải do timer mà do là nhà em có ma, có ma anh ạ! (cái này là họ nói mà!còn nói do nhà em ko có duyên nuôi chim yến, mai mua đồ về cúng...????) Em nghe mà tức, thật sự lúc đó em chẳng biết người ta ráp đồ ko dành cho nhà yến cho mình, họ nó sao em nghe vậy, họ bảo gì em cũng làm, em là newbie 100% mà, sao mà lại ngoan ngoãn vậy..được khoảng 4 tháng nó trục trặc ko chịu nổi, em tìm hiểu mới phát giac ra, Nhà em gần 700m2, ráp được 120 cái loa (century), mỗi tầng xài 1 cái đầu máy kèm 1 âm ly hiệu ariang, 3 tầng 3 đầu máy, 3 a6mly + 1đầu máy, 1 âm ly cho dàn loa ngoài..cứ vậy mà nay cái đầu này hư, mốt cái tầng 3 hỏng, gọi diện nói..họ bảo mai gửi cho cái ariang khác..thay vào..cái khác hư...phun sương ngoài trời thì nằm bẹp trên mái tôn, y như phun để cho mái nhà nó mát vậy!!..5 tháng rồi ko có con chim nào mà đầu máy hư liên tục..em sợ quá nhờ người quen bên malaysia, mua dùm cho em 2 cái đầu nickodo..về ráp vào chạy re re, thoát được cái cảnh 1 ngày phải chạy xuống mấy lần vì hàng xóm báo loa ko kêu..Em gọi tiếp cho người ta nói, ko làm được thì trả lại ít tiền em đi mua cái đầu máy khác về xài, trả lại cái dàn máy cho họ.Họ nói để xuống xem, xuống nhìn 2 cái dàn máy của em kêu mua ở đâu cho số dt để mua 10 cái (bó tay!!!!).Sau đó họ ỉ em có 2 cái đầu ngon, chẳng thèm quan tâm đến nhà em, mặc dù còn thời hạn bảo hành ,chắc chờ đến 6 tháng hết hạn là xong chuyện...gọi nhắc mãi, nói mai mang đầu máy giống vậy xuống cho..mai cũng mang thật, 2 cái hiệu- nickodo-nhưng ko phải nickodo thường mà là Nickodo D.H- (tên của họ kèm tên máy in lên cái thùng giấy), máy thì hoàn toàn khác! Em ko chịu nói trả lại tiền em mua cái nickodo kia em xài, chứ cái này em ko lấy..tức quá!mặt họ xụ 1 cục rồi đi, gần 3 tuần sau chuyển tiền trả lại cho em đúng số tiền mua 2 cái nickodo (lúc làm nhà thì tiền lấy dễ quá! làm sai người ta đã cắn răng rồi mà đưa lại có 1 tẹo so với hợp đồng mà thật khó khăn và khổ sở). Họ còn giận rỗi nói em đưa người vể thay đổi nhà, qua mặt họ ai ko tức!! Em thấy thật buồn cười, nằm mà chờ cho nhà mạng nhện giăng va kiến, gián ở chắc.

Sau này em nhờ anh bạn làm ở malaysia chỉ cho em 1 người, em thay toàn bộ dàn loa mói, thú thật với anh, người này vào nhà em mà cứ cười vì mọi thứ toàn đồ dở..anh này so sánh cho em thấy 2 âm thanh loa hoàn toàn nghe ra khác nhau, bắt thêm cho em ít loa và thay loa ngoài, gắn thêm ít loa dẫn vào tầng, giới thiệu em cái loại mùi mới, tiếng chim mới..người ta nói tiếng em đang xài là tiếng loa ngoài, sao dùng cho loa trong phòng..em gọi complaint cty cũ, nói sao vậy..họ nói em nhà đã có con chim con đâu mà cần xài tiếng chim con..bó tay!!!

Từ lúc anh này cải tạo nhà cho em 1 tháng là bắt đầu chim vào ở, nói em chịu khó quét mùi đều 2 tuần sẽ thấy hiệu quả. Giờ anh này biệt tích giang hồ, theo vợ đi mỹ rùi nên em hết người tư vấn..

Em bức xúc lắm! chắc nhiều người cũng bị cho ăn quả đắng như em..Em đi làm, tích cóp được mấy năm có ít vốn, toàn bộ em dồn cho nhà chim nên em cũng lo lắng lắm chứ! đã vậy em bị lừa 1 lần quá nặng nên em sợ, nhát tay luôn. Nhà em nói khi nào có chim yến nhiều, thì xây thêm căn nữa, em thấy kiến thức mình chưa đủ nên ớn anh a!

Thôi, còn nhiều cái bức xúc lắm mà em nói vậy thôi. cái em buồn là họ là cty lớn, có nhà hàng kinh doanh cả yến sào, trên web thi khoe tiến sĩ nước ngoài, giáo sư ko mà làm ăn vô trách nhiệm quá! mua thuoc xit con trung, ban 10 gói chứ 2 gói họ ko bán! làm ăn cũng đại gia ghê chưa anh.

Em ko noi ten cty nay vi trong nghe chac anh cung doan duoc la ai roi anh a. Em mong đừng ai gặp trường hợp như mình nữa.

Anh xem loa nhà em có thiếu ko? cty cũ nói loa bắt nhiều làm gì, sau này cũng phải tháo ra bó tay nữa!!
  
 Lớp học anh sao lâu vậy anh! để càng lâu thì em càng khó đi xa được vì vấn đề cá nhân. Nhưng ko sao, em sẽ cố gắng, miễn là anh có lớp học. Anh nhớ thông tin cho em về lớp học nha.

Cám ơn anh

K.Y.

Nhạc Pukau2! Sưu tập không thể bỏ xót!

Đây là 1 thí dụ cho việc thay đổi nhạc mới để ngôi nhà Yến của bạn lại sinh động. Căn nhà Yến bạn đọc mới thay đổi nhạc do tôi cung cấp!

Vậy bạn nên hiểu tầm quan trọng của 1 bài nhạc hiệu quả! Nếu số lượng chim tới chơi càng đông, xác xuất ở lại và tỉ lệ hút chim càng nhiều! Nếu duy trì nhà Yến như thế này hằng ngày, nhà Yến của bạn sẽ rất thành công!

Nhớ bảo trì nhà Yến đúng hẹn!

Một trong những công đoạn để bảo trì nhà Yến là diệt côn trùng (kiến,gián,rít,rệp .v.v.)

Một bạn đọc mắc phải sự cố nghiêm trọng do thiếu kinh nghiệm trong cách bảo quản nhà Yến.

Các bạn khác nên rút kinh nghiệm để bảo vệ các pé Yến này sinh sôi nảy nở, góp phần bảo vệ loài chim sinh vàng trắng sinh trưởng tốt tại Việt Nam. Nếu cộng đồng nuôi Yến có nhiều chim thì chim nhà bạn cũng sẽ tăng theo. Tất cả đều tăng lợi nhuận, xuất khẩu càng tăng thì càng góp phần cho đất nước Việt Nam giàu đẹp thêm.

 Đội kiến tấn công tổ Yến, ăn tổ và ăn trứng      



Kiến ăn sạch tổ và cắn chết chim non


Lưu Ý:

1/ Phun thuốc diệt côn trùng trong nhà Yến đúng lượng dung dịch pha
2/ Phun đều các tường, góc, chỗ ẩn nấp của côn trùng
3/ Phun đều 2-3 tháng 1 lần tùy theo loại hóa chất kéo dài
4/ Loại nên xài là Fendona. Loại này rất tin cậy và hiệu quả tốt, hãy liên hệ tôi nếu chưa biết địa điểm cung cấp.
5/ Giờ nên xịt 9h sáng hoặc 3h chiều. Giờ ít chim nhất!
 Một khi kiến đã đến được thanh làm tổ, nguy cơ cao kiến làm tổ tại gần khu vực này và việc phun thuốc diệt côn trùng lên thanh làm tổ là không được, nên sẽ xử lý rất khó khăn.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Thư bạn đọc!

A hùng!
Đến giờ e mới biết cái blog này của a,đúng là nhiều thông tin hữu ích,ko giấu nghề và ko vụ lợi.Đọc blog này e mới thấy tiếc vì ko biết a sớm hơn (nhưng cũng ko phải muộn hihi).E bức xúc nhiều vì nhà yến của e cũng gặp phải chuyên gia lang băm (e đã phải cải tạo 1 lần) nếu e cứ liều mà ko thay đổi đến giờ chắc e cũng chẳng có con chim nào (mà chuyên gia cũ thi ôm của chay lấy ngừơi).
E email cho a sau cái vụ này để đừng ai bị lừa như em huhu (em email bằng dt mà viết có dấu  lâu quá,e buồn ngủ).
Tình cờ biết đựợc a e cũng thêm đựợc nhiều kiến thức.Mà a có nhận đệ tử ko,cho e theo học nuôi yến,e nhiều khi lao vào nghề mà e ko biết gì e tức lắm!nếu a ko dạy chỉ cho e học ở đâu đi,e ko ngại khổ,ko ngại khó,ko ngại xa ,chỉ ngại ko biết gì thôi!
E xuống nhà chim sẽ chụp it hình nhà a xem dùm e có cần thay đổi gì nữa ko giúp e với.
Cái bài nhạc a gửi cho e hay lắm (e nghe chứ chim chưa đựơc nghe)
cam on a nhe

Tại sao bạn tin tưởng tôi hay blog của tôi!?

Thật là lạ khi đọc 1 trang web của ai đó và đặt niềm tin để chuyển tiền cho người là mặt này trước khi mua một món hàng online. Và cho dù người đó có chuyển hàng đến, thì liệu hàng có tốt và xài được hay không? Nếu gặp hàng giả, hàng dỏm thì mất tiền như chơi.....

Nhưng tại sao có rất nhiều bạn đọc tại blog của tôi rất tin tưởng vào tôi?! Câu trả lời chính là những suy nghĩ và nhận xét của bạn về tôi.

Tôi chắc chắn rằng sẽ ít có ai chịu chia sẽ những kiến thức về ngành HOT và bí truyền này.

Tôi đã từng tìm kiếm rất nhiều trên mạng để học hỏi nhưng lại không có ai chia sẽ. Ngay những kiến thức vô cùng căn bản mà tôi cũng không có ai để học hỏi. Bạn có biết có những bài viết của tôi viết tuy không nhiều chữ, nhưng cái thời gian mà tôi tự bỏ ra nghiên cứu rất là lâu, hàng trăm giờ, hàng tháng. Có những cái tôi phải trả giá trong việc thử nghiệm trên nhà Yến của tôi nhưng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu. Có lần tôi mất 2 tháng để dụ được 20 con, nhưng chỉ vì thử nghiệm cách đi âm li kiểu mới. Kết quả của thí nghiệm thiếu sót, chỉ trong 1 đêm tôi đã mất gần 40 con. Cái mất trong 1 ngày còn mất nhiều hơn tôi đổ mồ hôi 2 tháng. Tôi đã mất ngủ vài đêm liền vì tiếc nuối.

Cái nghề Yến là 1 ngành HOT, ngành hấp dẫn nhưng không bao giờ thiếu mồ hôi và nước mắt. Bên cạnh những nụ cười khi có chim đến là những giọt nước mắt khi chim đi. Những đêm mất ngủ và chập chờn khi tình hình nhà Yến bất ổn.

Các bạn biết là những thông tin tôi chia sẽ cho bạn là rất hữu ích, rất quý giá mà nhiều người không muốn chia sẽ, sự đam mê của tôi đặt vào nghề Yến. Mặc dù tôi sắp là Thạc Sĩ Khoa Học Thương Mại của Đại Học Anh Quốc nhưng tôi vẫn theo đuổi ngành Yến. Hàng ngàn thông tin mà tôi đã viết, và sẽ viết, nó còn quý giá hơn vàng, hay hàng trăm triệu cũng chẳng là nghĩa lý gì để đánh đổi tên tuổi của 2conyen cũng như các kiến thức quý giá trong đó mà tôi đã tận tâm chia sẽ miễn phí cho các bạn. Đó là lý do tại sao tôi được nhiều người hiểu, biết, và tin tưởng!


Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Vị trí nên bắt loa Xoay Chiều (loa Lục Giác ngoài)

Đây là 1 trong những cách đúng nên bắt cho loa Lục Giác Ngoài trời.

Vị trí đặt loa rất quan trọng, xác định tỉ lệ chim vào cao hơn khi thuận chiều chim chơi và bay vào.

Vị trí A: Đúng. Khi chim chơi loa sẽ dễ dàng bay vào nhà tham khảo.

Vị trí B: Sai. Việc vào sẽ khó hơn và số lượng chim vào sẽ ít hơn.

Nếu ngay tại lỗ ra vào còn chưa dụ chim được hiệu quả, bạn sẽ rất khó tăng trưởng lượng Yến tại nhà mình, nên vấn đề thiết kế vị trí đặt loa phải thật chuẩn.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

1 Kinh nghiệm bạn đọc về 1 cách chống gỗ Mốc!

Một kinh nghiệm của bạn đọc tôi thấy khá hữu ích cho các bạn khác tham khảo cách khắc phục gỗ đểu!
Tôi sẽ tìm hiểu Tanali là như thế nào và sẽ trình bày sau! Cảm ơn bạn đọc chia sẽ!
swiftletforever đã để lại một nhận xét mới về bài đăng của bạn.

Nhà mình cũng bị lắp gỗ đểu, nấp mốc mọc ở các thanh làm tổ ở góc tường có độ ẩm cao. Mình dùng Tanali pha ít muối xịt, lấy bàn chải sắt chà sạch vết mốc, sấy khô sơ lại bằng máy sấy tay. Kết quả thấy diện tích mốc giảm đi khá nhiều sau tuần đầu xịt. Chim không đi và có vẻ chịu mùi Tanali vì thấy có thêm dấu phân mới. Sẽ cập nhật cho các bạn thông tin nếu phương pháp này có hiệu quả. Nhưng vẫn hy vọng Hùng trình bày PP thanh làm tổ bọc inox vì giải pháp này chắc cú hơn. Thanks Hùng

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Trả lời thư bạn đọc!

chao anh
hom nay em vao nha yen thi thay nhung to da quet tren loa chim no khong tiep tuc lam nua ma lai thay lam them tren nhung to gia.nhu vay la sao ha anh hung?con nhung to chim lam xong chi de 1 trung va da no thanh con , sao chi de co 1 trung ma khong phai la 2? anh giai thich dum em nhe!

Việc chim làm tổ giữa chừng và bỏ đi là chuyện bình thường em à. Lý do là: trong thời gian làm tổ, chim đực mất chim cái vì bị chim đực khác dành dựt mất. Hoặc, trong thời gian xây tổ, chim đực mời chim cái tới đánh giá nhưng chim cái không thích nên phải làm chỗ khác. Hoặc vì lý do kỹ thuật nhà Yến chẳng hạn loa gần đó bị cháy .v.v. có rất nhiều lý do. Chim có thể làm tổ chỗ khác trong khu vực nhà em hoặc đi nhà khác. Chim Yến bình thường đẻ 1-2 trứng, ko nhất thiết lúc nào cũng 2 trứng, tùy vào tình trạng giao phối và mùa giao phối, nên chuyện 1 trứng là bình thường.

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Trả lời thư bạn đọc!

Chao ban Hung!

Nha yen cua minh co vai thanh go bi nam moc.
Lau sach roi no lai bi lai.
Theo ban thi nen thao xuong thay bang thanh go khong moc hay la xit thuoc diet moc?
Neu xit thuoc thi mui thuoc nay co anh huong den chim yen o trong nha khong?

Cam on ban nhieu va mong nhan duoc tu van cua ban!

PDT
- Cách xử lý gỗ khi bị nấm mốc: tháo thanh gỗ ra, rữa sạch, phơi khô nắng 1 ngày.

Nếu bạn lau sạch nhưng trong môi trường ẩm ướt của nhà Yến sẽ chưa kịp khô và bị mốc lại ngay.

Bạn xem lại đang xài loại gỗ nào và đã xử lý hay chưa. Để biết được khả năng chịu đựng của Thanh Làm Tổ là bao nhiêu % độ ẩm.
Ví dụ: Có loại có khả năng chịu đựng độ ẩm lên đến 90%, nhưng có loại chỉ dưới 78%.

Cho dù bạn thay thanh gỗ mới nhưng không điều chỉnh lại độ ẩm nhà mình thì gỗ lại sẽ bị tiếp.

Độ ẩm cho nhà Yến là 75-85%, thay vì đạt mốc tuyệt với tại 85%, thì bạn chỉ cần 75%, để giảm tỉ lệ mốc cho nhà bạn và không ảnh hưởng đến việc dụ chim.

Gỗ cùng 1 loại có sự khác nhau về tuổi, phân đoạn (thân trên, thân giữa, thân gần gốc) nên có độ bền và độ chịu đựng khác nhau, hoặc đã xử lý gỗ nhưng không đều, hoặc gỗ bị pha trộn bởi người cung cấp. Nên có thể sẽ mốc hết hoặc mốc 1 phần.

Trong tình trạng nhà bị mốc, bạn nên coi lại tình trạng phun sương như thế nào trong nhà bạn. Đa số các trường hợp như thế này là do mình phun sương quá nhiều, quá dày, quá cao. Thứ 2 là do gỗ đểu.

Luật cấm trong nhà Yến là không được xịt hóa chất lạ trong nhà. Nếu bất cứ thuốc gì bạn thử, 99% bạn sẽ mất hoàn toàn số lượng chim. Cũng như thuốc diệt mốc, ta không nên xài.

*Cách xử lý gỗ mốc:
1/ Cách thông thường: thay gỗ
- Tốn kém vì gỗ rất đắt
- Ảnh hưởng đến chim, mất chim.

2/ Sử dụng thanh làm tổ bằng INOX. (áp tấm inox lên bề mặt gỗ)
- Giá thành hợp lí, vừa phải để khắc phục.
- Tăng khả năng dụ chim ở lại.

Trong vòng tuần sau mình sẽ lắp đặt phòng làm tổ bằng INOX. Mình sẽ trình bày cho mọi người cùng hình chụp minh họa.

Hiện nay có 2 bạn đọc đang cần sự trợ giúp về phong INOX này để xử lý mùi gỗ, mốc gỗ.

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Câu hỏi số 2!


Trên khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, mỗi nước và khu vực Yến cho 1 loại tổ khác nhau. 1 trong những điểm khác nhau của các tổ Yến là lông tơ dính trên tổ yến nhiều hay ít.

Có vùng chim làm tổ dính nhiều lông tơ, và có vùng lại ít lông tơ trên mặt tổ Yến. Ví dụ: Tổ Yến Hội An có rất ít lông tơ chim trên tổ, so sánh với khu vực Sài Gòn thì lông tơ nhiều hơn hẳn.

Giữa 2 con chim Yến 2 vùng có sự khác biệt gì và như thế nào dẫn đến việc làm tổ như vậy?

Phần thưởng là 1 bài nhạc 4/5* Lazuardi (nhạc Hot 2010, cực mạnh khi xài chung với loa Piezzo)

Đã có câu trả lời chính xác cho câu hỏi số 1!


Bazooka đã để lại một nhận xét mới về bài đăng của bạn "Câu hỏi tuần này! Câu hỏi số 1 ???":

Day la chim yen cai.
Ly do trong mua giao phoi chim duc se nho di mot so long canh cua chim cai de chim nay khong the bay nhanh duoc, de dang cho chim duc bay theo va thuc hien dong tac giao phoi.
Hy vong nhan duoc phan thuong :)
ngocswiftlet@yahoo.com.vn
Tôi xin trình bày chi tiết hơn 1 chút.

Khi chim đực ưng ý với 1 chim cái, nó sẽ tìm cách chinh phục con cái này. Con cái sẽ bay lượn vòng vèo để con đực rượt đuổi và chinh phục thử thách bay lượn. Con cái sẽ bay với tốc độ cao nhất và kêu gọi khiêu khích chim đực ví theo. Chim đực muốn sở hữu con cái của mình phải bỏ không ít sức lực mà rượt bắt, nếu không bắt kịp tốc độ của con cái, thì con đực sẽ thua và không chinh phục con cái này, sẽ tìm 1 mối khác dễ bắt hơn. Con cái không những bay lượn nhanh mà con chơi những pha lạng lách cực kì nguy hiểm, chẳng hạn bay thật nhanh tới sát gần vách tường rồi mới lách tránh, khiến những anh chàng rượt đuổi không kém phần nguy hiểm và đầu hàng cho chàng khác rượt đuổi.

Sau khi chinh phục được con cái, con đực sẽ nhổ 2 sợi lông thứ 2 tính từ đầu cánh ra. Mục đích để giảm tốc độ và sự bay lượn sành điệu của con cái, để con đực dễ dàng bắt con cái hơn khi vui đùa hoặc giao phối. Và đó cũng là 1 dấu hiệu cho các con khác rằng "hoa đã có chủ" tránh xa ra. Khi lông này mọc ra lại, thì con đực tiếp tục nhổ ra theo chu kỳ sinh sản.

Vì thế, khi lên nhà Yến, bạn hay thấy những cộng lông này rớt trên sàn nhà, càng thấy nhiều trong mùa sinh sản.
Điều này cũng lý giải việc chinh phục bạn đời, làm tổ cho bạn đời để giao phối, và thời khắc giao phối, địa điểm giao phối, đa số là trong nhà Yến và khu vực gần tổ của chúng.

Bình thường khi các nhà chuyên gia phân biệt được chim cái đực sẽ dựa trên đặc điểm này là dễ nhận biết khi chim bay trên cao. Sự phân biệt này chỉ cho chim trưởng thành. Còn các chim non thì tôi chưa thấy cách phân biệt chúng.

Chúc mừng bạn nhận được phần thưởng!

Những lỗi bắt loa nên tránh.

Vị trí bắt loa và kiểu cách bắt loa cũng được xem là 1 kỹ thuật cần chú ý và tỉ mỉ khi làm.

Tại lỗ ra vào có 1 kiểu cách riêng.

Tại đường dẫn dụ 1 kiểu cách riêng.

Và các loa trong thì cũng khác.

Các hình dưới đây, các loa được bắt đúng vị trí nhưng sai hướng, khiến sự tác dụng của nó không phát huy hoàn toàn. Việc này chẳng phải tốn thêm đồng bạc nào nhưng lại tăng xác xuất chim ở lại, tại sao không làm?

Hình 1:
- Nếu bắt loa tại vị trí dưới thanh làm tổ:
1/ Bắt loa hướng ngang song song với mặt trần
2/ Bắt hướng lên từ 10 đến 30 độ, mục đích tăng cường hiệu ứng âm thanh tại hộp làm tổ khu vực đó. Giúp chim bám trên thanh gỗ cảm nhận được âm thanh nhiều nhất tại khu vực. Nên nhớ lúc nào chim cũng muốn nằm trên âm thanh (trên loa).
3/ Cạnh trên của loa nên nằm ngang, tạo điều kiện chim bu bám dễ dàng để ôm loa. Như hình vẽ chim khó bu bám và trượt chân.
Hình 2:
Mí của loa trên hình bị bắt sau thanh làm tổ, khiến chim chơi trước mặt loa không sướng, không có chỗ bu bám trên loa, nếu bám lên thanh làm tổ thì xa loa, bám sau thì không nghe được.

Về việc bắt loa, ta nên bắt tại các góc nhà trước, sau đó còn muốn bắt thêm thì mới bắt tại các vị trí giữa phòng. Hình này chưa thấy xuất hiện loa tại các góc nhà, thay vào đó lại giữa nhà.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Cách Làm Sạch Tổ Yến Thô

Khi mua yến, có người thích mua loại yến đã được làm sạch lông ( yến tinh chế ) để khỏi mất công làm sạch, nhưng cũng có người cho rằng, yến đã làm sạch đắt hơn, hoặc sợ không đảm bảo là thật 100%, hoặc đã mất một số chất…
nên mua yến còn nguyên tổ, chưa được làm sạch. Tuy nhiên, để làm sạch tổ nhanh và sạch, không phải là ai cũng biết cách.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu cách làm sạch tổ yến đơn giản và hiệu quả nhất.


Chuẩn bị :
. Một thau sạch
. Một nhíp gắp (kẹp gắp)
. Một cái ray sạch
. Một cái muỗng
. Một dĩa hay chén để đựng yến sạch


Bước 1:
Ngâm tổ yến trong khoảng 1, 2 tiếng đồng hồ tùy theo loại yến và độ dày mỏng của tổ yến (xem thêm bảng hướng dẫn thời gian ngâm tổ yến bên dưới) ngâm cho đến khi tổ yến tơi ra rồi rửa lại bằng nước sạch.

Bước 2:
Lau thau nhựa cho sạch và khô, sau đó thoa đều dầu ăn lên xung quanh thành thau, đổ tổ yến sau khi ngâm vào thau rồi dùng tay khuấy đều để sợi yến tơi ra, lông yến sẽ theo dầu ăn bám vào thành thau (làm 2 lần) lúc này ta đã có yến tương đối sạch tạp chất nhỏ và lông con, rửa sạch và tiếp tục thực hiện.



Bước 3:
Rửa tổ yến lại bằng nước sạch, cho vào một dĩa trắng, dùng nhíp (kẹp gắp) nhặt sạch lông hay tạp chất còn sót lại, nhúng lông vào chén nước và để yến sạch sang một bên,ta sẽ có yến sạch.



Bước 4 :
- Tách tổ yến ra thành từng sợi sau đó cho yến vào rây, đặt rây vào thau nước , dùng muỗng khuấy nhẹ, nhấc rây lên xuống. Lông tơ yến sẽ theo nước ra ngoài, thay nước nhiều lần ta sẽ có yến sạch.

- Quý khách có thể ngâm 2 đến 3 tổ yến một lúc sau đó làm sạch, để ráo nước và bỏ vào ngăn mát của tủ lạnh. Thời gian tối đa có thể giữ trong tủ lạnh là 1 tuần.



Lưu ý :  Phải để khô sợi yến trước khi để vào tủ lạnh, tuyệt đối không để yến còn nước.



Nguồn tài liệu này được cung cấp từ Yến Sào Phú Yên













Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Các câu trả lời chưa đúng cho câu hỏi số 1.

Sau  3 ngày của câu hỏi số 1, tạm thời vẫn chưa có đọc giả nào có câu trả lời chính xác.

Nhiều bạn vẫn còn e ngại vì sợ trả lời sai. Tôi thấy rất cảm kích cho các bạn mạnh dạn trả lời. Tôi sẽ không cười bạn vì những gì bạn chưa biết. Đôi khi những điều bạn nói tôi còn phải học ở bạn, không nhiều thì ít.

Nếu sau 1 tuần chưa có câu trả lời đúng, tôi sẽ đưa thêm 1 gợi ý nhỏ cho các bạn dễ giải đáp hơn.


Sau đây là các câu trả lời chưa chính xác của bạn đọc, chúc các bạn cố gắng lần sau:

1/Chào anh!
Hôm qua yahoo trục trặc nên e không thể mail cho a được,câu hỏi số 1 khá đơn giãn nhưng trả lời được không đơn giãn chút nào.
E cũng thích phần thưởng ROYAL lắm,vì  e đang tích luỹ kinh nghiệm và kĩ thuật,trong đó cũng có phần âm nhạc nửa.Nhưng vì kiến thức có hạng nên e chỉ theo dõi và chờ kết quả để học hỏi thôi,blog của a ngày càng hấp dẫn lắm.
Nếu tìm ra câu trả lời còn trong thời hạn thì e sẽ trả lời tiếp.
 
2/vay con chim nay la luong tinh vi no là đầu đàn phải không.
 
3/chao hung toi trả lời câu hỏi của bạn:chim yến trong hình là yến cái vì lông dưới bụng nó màu xám , lông thưa.
 
4/chao hung
chim yen trong hinh la yen duc vi sai canh cua chim to va rong
 
5/Giờ e xin giải đáp câu đố.
Chim yến trong hình là chim cái,2 cộng lông bị khuyết ở 2 bên cánh không có đặc biệt gì hết,chỉ là đang trong thời kì thay lông mà thôi.
Sự đặc biệt ở đây là toàn bộ cánh của cô nàng khá mỏng,thân hình thì ngắn,lại tròn trịa như cái thùng phuy.Những cấu tạo cơ thể như vầy chỉ để mang trong mình những quả trứng,bay ít và bay gần.
Sau khi đẻ trứng xong thì việc bay ít và bay gần là để có nhiều thời gian quay về tổ ấp trứng hoặc chăm sốc chim non hơn.
Hình ảnh được so sánh với hình con chim bên phần nhạc yến góc trái cùng trên blog.
Đó là chút ít kinh nghiệm và hiểu biết của e,có sai thì mong a bỏ qua và đừng cười chê.Hi vọng trúng ROYAL........hihi
Chúc a nhiều sức khoẻ.
 
6/trên hình đính kèm màu xanh
phía dưới cánh con trống không dư ra ngoài so với đường màu đỏ
ở con mái thì dư
 
7/trả lời câu đó trên nhật ký 2 con yến
trên hình là con yến mái
thân hình và đuôi thẳng
2 cánh vang rộng thẳng và điều như hình 1 con diều
đó là cách thường thực hiện trong mùa giao phối
để khi giao phối thời gian rơi tự do dài hơn
trên cánh có 2 lông để chia gió tạo sức đẩy lên cánh con trống
đó là hình ảnh của chiếc tàu lượng 1 cánh
khi giao phối là hình ảnh chiếc máy bay loại nhỏ 2 tầng cánh
 

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Trả lời thư bạn đọc! Hướng gió liên quan tới lỗ ra vào và đặt loa ngoài trời?

Hi Anh Hung,

Anh cho em hỏi về tốc độ gió và hướng gió có ảnh hưởng khi mình chọn lổ ra vào và hướng đặt loa ngoài trời không anh?
Hiện tại nơi chổ em, hướng gió thổi mạnh vào buổi chiều nhưng không mạnh lắm, chỉ giống như anh lên lầu cao và cảm nhận được gió thổi mạnh vào người.
Hướng gió nơi em thì em nhớ là thổi 2 hướng nhưng em không nhớ vào tháng nào sẽ thổi từ hướng nào.

1. Gió thổi từ Nam sang Bắc (Em nghĩ là gió Tây Nam). Từ phái sau ra phía trước nhà, lổ chim ngoài em đặt bên hông (Hướng Đông). Buổi chiều khoản 5h30 em thấy chim bay ngang qua rất nhiều và ở trên cao theo hướng Nam sang Bắc. Theo anh thì mình đặt hướng loa và lổ ra vào bên ngoài về phương nào sẽ tốt hơn?

2. Gió thổi từ Đông sang Tây (Em nghĩ là gió mùa Đông Bắc).

Chúc anh nhiều sức khỏe,
Trong
 1/ Hướng gió sẽ không ảnh hưởng đến vị trí hướng của lỗ ra vào.
Lý do: theo hình vẽ trên, ví dụ gió từ phải thổi sang trái đều ảnh hưởng đến chim như nhau cho dù chim bay từ vị trí nào vào lỗ.
- Nếu đàn chim thuận theo chiều gió bay vào nhà yến, sẽ bị gió đẩy đập vào nhà yến
- Nếu đàn chim ngược theo chiều gió bay vào nhà yến, sẽ bị đẩy ra khỏi nhà yến
- Nếu đàn chim bị gió thổi sang tay trái/ phải, phải lạng lách thật chuẩn mới vào được
3 cái nếu này đều khiến chim khó kiểm soát đường bay để vào được lỗ, cho dù lỗ ở vị trí nào Đông Tây Nam Bắc.

2/ Hướng bắt loa và hướng lỗ

Theo kiến trúc nhà bạn T, lỗ hướng Đông sẽ thích hợp nhất cho việc dụ chim. Lý do:
- Thuận theo chiều chim bay khi hút chim (ngược chiều kim đồng hồ)
- Lỗ hướng Bắc là lựa chọn thứ 2 nhưng không theo luồng chim về.
- Hướng Đông là hướng ưu tiên để mở lỗ vì mặt trời mọc hướng Đông trước sẽ tạo điều kiện cho chim đi ăn sớm.
- Vị trí loa như hình vẽ là thích hợp nhất đối với loại nhà này.

* Nói thêm về phần ảnh hưởng của gió:
- Tùy vào khí hậu khắc nghiệt của từng vùng mà điều chỉnh lỗ thông hơi, lỗ ra vào cho đúng cách sao cho phù hợp điều kiện chim bay.
- Gần nhà tôi có 1 nhà Yến, kĩ thuật tại HCM vào làm, nhìn bên ngoài nhà Yến là tôi biết kĩ thuật này có sự chuyên nghiệp cao. Tuy nhiên, do chưa am hiểu khí hậu tại Đà Nẵng, anh ta đã thất bại trên căn nhà này (1 năm chưa có con nào). Bạn không thể nào đem mô hình Malaysia hòa nhập 100% vào TP.HCM hay đem mô hình nhà Yến TP.HCM vào làm tại Đà Nẵng, v.v.v Cái cốt lõi thắng trận là phải am hiểu thêm về khí hậu tại khu vực này, am hiểu sơ về thiên văn địa lý 1 chút thì sẽ thành công mọi nơi.
- Trong trường hợp nhà bạn T gió không mạnh thì không có gì đáng ngại, phải làm theo kiểu mô hình chuẩn ít gió, sẽ thành công.

Trả lời thư bạn đọc! Bắt loa trong tại lỗ ra vào?

chao hung
tôi muốn hỏi bạn về lỗ ra vào của chim. tôi đọc bài ở trên mạng thì thấy có sơ đồ bắt loa ở cửa ra vào có thêm 2 loa tiếng trong kèm thêm loa tiến ngoài ở lỗ vào, như vậy là sao? bạn có thể giải thích cho tôi không?cảm ơn bạn. xin chào
 Có 2 mục đích của kiểu bắt loa nhạc trong tại lỗ ra vào:
1/ Tăng cường sự pha trộn âm nhạc ngay tại lỗ ra vào. Nhạc trong bổ sung tiếng chim con giúp nhạc ngoài tăng cường lực hút chim.
2/ Lý do này là quan trọng nhất. Vào ban đêm, khi nhạc ngoài đã tắt, 2 loa nhạc trong này sẽ chơi 24/24. Tạo thành lỗ hút chim 24/24, ngay cả đêm khuya vẫn hút được chim đi lạc. Xác xuất chim đi lạc tuy không nhiều nhưng có còn hơn không. Đa số các chim lạc đường này là: chim con mới ra ràng hoặc lạc bầy. Loại chim này sẽ rất chung thủy với nhà bạn vì nhà bạn là vị cứu tinh của nó. Giống như bạn đang lạc đường, sợ hãi giữa bóng đêm mịt mù, kẻ thù đâu đó chưa biết, tính mạng bạn đang bị đe dọa, và tôi là người giúp bạn, cho bạn 1 chỗ ngủ an toàn, bạn nghĩ bạn sẽ nhớ tôi suốt đời?

Nhiều nhà bắt kiểu này đều hút được chim vào ban đêm. Quan sát camera ghi hình và lưu vật thể chuyển động trên màn hình, 11h đêm, 12h đêm, 2h sáng đã có chim bay vào, các chuyên gia nước ngoài đã chứng minh rằng điều này là có thật và hiệu nghiệm.

Tuy nhiên kiểu này không được thông dụng do nó sẽ ồn khu vực hàng xóm. Loại loa kiểu này chỉ áp dụng làng nuôi Yến quy hoạch, khu làng quê hoặc nơi vắng dân cư. Khu vực ảnh hưởng của kiểu này là bán kính 50mét cho âm lượng nhạc trong.

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Khắc phục nhà Yến cho bạn đọc!

Chao anh Hung

Em moi cai tao tang tren cua can nha de lam nha yen, hien tai chim bay xung quanh tren chuong cu nhieu nhung rat it bay vao ben trong nha yen.

Luc bua dau em rai phan chim yen thi co mot so con bay vao nhung bay gio thi rat it, chi vai con bay vao roi bay di.
Xin anh tu van giup em lo cho chim yen bay ra vao nhu hinh ve la co tot hay khong? Hoac em co bi sai ky thuat gi ko?
Mong anh giup.

Chan thanh cam on.

Trong


Tư vấn của tôi sau khi xem các hình trong nhà Yến:

1/ Lỗ thông hơi chưa đạt, nên bắt co ngược vào trong để lấy ánh sáng mờ và bên ngoài nhìn có thẫm mĩ
2/ Lỗ vào thứ 2 sau lỗ ra vào tại chuồng cu quá nhỏ và quá cao, cần thay đổi
3/ Chưa có hệ thống loa dẫn dụ
4/ Vài vị trí bắt loa bị sai khiến chim không vào được phòng trong
5/ Vị trí loa lục giác ngoài trời quá cao, khó hút chim vào nhà (nên cách mái 0,5m)
6/ Dây điện chưa được bắt chắc chắn và ổ điện quá cao dễ giật chết chim
7/ Phân chim chưa xài đúng cách theo kiểu phun sương trong nhà của bạn (rải lên sàn khiến chúng trôi hết mùi)

Tôi đã tư vấn chi tiết cho bạn đọc kèm hình vẽ để sửa chửa. Hy vọng bạn T sẽ thành công.

Phần điểm kỹ thuật là 0/10 điểm nên không thể dụ được chim, tôi sẽ trình bày cách tôi tính điểm trừ ngược của 1 nhà Yến. Càng cao điểm thì sẽ càng dụ được nhiều chim.

Vấn đề về mùi gỗ lạ!


Sáng nay tôi mới nhận cuộc gọi từ 1 bạn từ Phú Yên cần sự trợ giúp về vấn đề mùi gỗ ảnh hưởng đến nhà Yến. Mặc dù tối qua tôi thức rất khuya cho việc nghiên cứu Yến nhưng khi nghe câu chuyện của bạn này xong, tôi liền tỉnh ngủ và bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân cho 1 vấn đề mới. Đối với tôi việc giúp các bạn trong các vấn đề khó khăn này, là lúc tôi tìm hiểu thêm những kiến thức còn thiếu sót hay chưa gặp đến. Đây chính là điểm tôi thấy thích thú khi xâm nhập vào lĩnh vực này. Có trăm cách để dụ chim, nhưng có hàng ngàn vấn đề phát sinh và sự cố mà mọi người phải đối mặt.

Nếu làm nhà Yến theo đúng cách và tiêu chuẩn mà người trước đã làm, thì việc dụ Yến sẽ không khó và không phức tạp. Nhưng mỗi kỹ thuật làm Yến lại vận dụng và thay đổi theo cách nghĩ của mình. Khiến sự cố nhà Yến càng ngày càng phát sinh 1 cách phức tạp hơn. Nói đơn giản ví dụ 1 món thịt bò xào dừa, thay vì bỏ nước cốt dừa lại bỏ nước mía, có ai biết được sẽ ngon hơn hay cực kì kinh hãi khi nếm vào. Chỉ khi nào món ăn đã xong và được bày ra dĩa để thưởng thức, mới biết được là ngon hay dỡ.

Như tôi nói về vấn đề THANH GỖ LÀM TỔ. Nếu các kỹ thuật nhập cho đúng loại gỗ hoặc chọn loại gỗ chính xác như các chuyên gia nước ngoài đã làm và thành công, thì chẳng phải phát sinh ra vấn đề về mùi hắt của gỗ, hay mối mọt. Thay vì vậy, họ lại lấy cái tương tự, gần giống nhau giữa các loại gỗ.

Bản thân tôi, tôi có thể tự nhận mình là 1 người dụ Yến chuyên nghiệp, nhưng chắc chắn tôi sẽ không phải là 1 chuyên gia về gỗ. Và gỗ làm cho nhà Yến là 1 vật liệu đắt tiền nhất cho nhà Yến, quan trọng nhất cho nhà Yến, tôi sẽ không bao giờ mạo hiểm để thử nghiệm 1 loại gỗ lạ để làm cho bạn hay làm cho tôi. Nếu cần thiết để thử gỗ mới, thì chỉ nên thử 1 ít trong nhà tầm 10 m2 là đủ rồi.

Việc thay đổi gỗ vì lí do tại sao?

Thứ 1 do vấn đề giá thành. Do việc nhập khẩu gỗ từ Malaysia hay Indonesia khá tốn kém và khó khăn. Cộng với giá thành sẽ lên cao cho các thanh làm tổ. Nếu nhận khoáng 1 công trình làm nhà Yến, chủ thầu sẽ tìm cách giảm chi phí cho các loại thiết bị và vật liệu 1 cách tinh tế nhất. Như vậy mới lời "nhiều".

Thứ 2 do vấn đề chủ quan. Chủ quan việc chưa xác định rõ ràng gỗ như thế nào và có phù hợp với nhà chim hay không đã vội vàng đưa vào sử dụng đại tràng. Để đưa 1 loại gỗ mới vào sử dụng cho nhà Yến phải qua 1 trong 2 quy trình sau:
(1) Nghiền mẫu gỗ thành bột, đưa vào xét nghiệm các thành phần hóa học, so sánh với thính giác của Yến có phù hợp không.
(2) Do quy trình 1 khá phức tạp và đòi hỏi chi phí cao cho các nhà nghiên cứu. Quy trình 2 được sinh ra đơn giản hơn. Nghiền nát gỗ thành bột, hòa lẫn tí nước, bỏ vào trong lọ nhỏ, treo lên thanh làm tổ nơi gần khu vực chim đang làm tổ, nếu chim không bay đi chứng tỏ mùi gỗ không ảnh hưởng. 1 cách khác là trong nhà Yến mới làm, đóng mỗi phòng 1 mét vuông cho loại gỗ mới, còn lại là gỗ cũ đúng tiêu chuẩn. Khi có chim làm tổ tại khu vực thử nghiệm này, ta mới nên xài loại gỗ mới.

Và giờ đây 1 nạn nhân từ việc sử dụng gỗ lạ của 1 kĩ thuật viên nào đó đã liên hệ với tôi. Tôi chắc chắn rằng không chỉ có 1 người, mà hàng trăm người khác đang mắc phải. Đó là lí do tôi nhận lời giúp đỡ tư vấn miễn phí với hết khả năng của mình cho đến khi tìm được giải pháp tối ưu nhất cho các nhà Yến.

1 mẫu gỗ này sẽ được chuyển đến địa chỉ của tôi ngày mai và tôi sẽ tiến hành nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục ít tốn kém nhất.

Chim Yến đầu đàn! Quyền lực! Và những điều bạn chưa biết.

Chim Yến đầu đàn còn được gọi là con chim thủ lĩnh của 1 nhóm. Số lượng nhóm này tùy thuộc vào khả năng của con đầu đàn. Khả năng đầu đàn bao gồm: dẫn đường ăn, lẫn tránh kẻ thù, sức mạnh thể xác khi chạm chán với các con khác, v.v.

Đa số các con thủ lĩnh bình thường có thể dẫn dắt tầm 10-20 con. Cũng có những con đặc biệt có thể dẫn dắt đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con, nhưng rất ít.

Về hình dáng khó nhận biết con nào là con đầu đàn trong nhóm của chúng. Nó cũng chẳng phải con bay đầu tiên hay có đặc trưng gì để dễ nhận biết cả.




Sau hơn 100 giờ quan sát, tôi nhận ra những đặc điểm sau của con đầu đàn:

- Khi chim quần tụ tại nhà chơi và chuẩn bị đi ăn, chúng sẽ bay lên thật cao gần vị trí nhà của chúng để tụ họp trước khi xuất phát. Con đầu tiên bay lên trời xanh là con đầu đàn, sau đó sẽ có khoảng 2-3 con tiếp tục bay lên là chim trưởng đội (còn gọi là chim trinh sát), cuối cùng là các con trong nhóm sẽ lên cao theo và bắt đầu cuộc hành trình cho ngày hôm đó.

- Khi đàn chim bay ăn về, nó sẽ là con đầu tiên kêu chít chít và theo sau là rải rác các con khác lao thẳng vào nhà. Tôi tạm dịch tiếng "chít chít" này là "tiến tới" hoặc "đi đi". Theo tiếng dịch thành ngôn ngữ con người này, tôi áp dụng cho nhiều con khác và thấy nó khá chuẩn xác.

- Trong nhà Yến, chim đầu đàn là con có giọng rít khá lớn. Dùng để thông báo cho các con khác sự có mặt của kẻ thù xuất hiện (ví dụ: khi tôi nắm tay cầm xoay để mở cửa vào nhà Yến, tôi mới mở lớp cửa thứ 1 thì đã bị con đầu đàn phát hiện và rít ngay, thế là các con khác vừa bay vừa kêu lạch cạch khắp phòng).

- Thỉnh thoảng ban đêm, con đầu đàn sẽ cất cao giọng hát để thông báo cho nhóm 1 điều gì đó, chẳng hạn sự phô trương quyền lực của nó và cảnh tỉnh cho các chim khác rằng nó vẫn đang tồn tại và có mặt để cho bầy đàn yên tâm nghĩ ngơi.

- Đặc biệt khi tiếng rít của chim đầu đàn vang lên, các chim khác sẽ im lặng hết, sau vài giây tiếng rít chim đầu đàn hết, chúng sẽ bắt đầu sáo sào lại, chim con thì bắt đầu kêu ét ét, chim lớn thì kêu tí te tí tò. Sẽ rất vui tai nếu bạn chịu khó ghé tai vào nhà Yến của bạn, bạn sẽ nghe được các âm thanh cực kì thích thú như tôi đã nói. Việc lắp đặt 1 microphone vào nhà Yến của bạn để nghe thì tuyệt vời hơn nữa.

- Một nhà Yến không chỉ có 1 con đầu đàn, thủ lĩnh, mà thậm chí có nhiều con tùy thuộc vào cá tính của căn nhà Yến đó. Cá tính của căn nhà Yến là dựa trên sự ngăn vách, ngăn phòng, ngăn dầm bê tông hay ván, để mỗi quần thể nhóm khác nhau có 1 không gian riêng biệt. Tôi sẽ nói thêm phần sau.

- Khi chim đầu đàn của 1 nhóm bỏ đi, tất cả nhóm chim đó sẽ theo nó bỏ đi theo tới 1 địa điểm mà chim đầu đàn sẽ chọn.

- Các nhóm chim bị mất thủ lĩnh của nó, chúng sẽ tan rã và thành chim tự do. Chim tự do này là xuất phát của sự thành lập của các nhóm khác.
- Yến đầu đàn thường là con dễ chết nhất. Phần lớn là do sự va chạm và đánh nhau giữa các bộ lạc chim Yến với nhau, do tranh dành địa bàn kiếm ăn, chỗ ở.

Còn nhiều điều để nói nữa nhưng tôi tạm thời dừng ở đây cho kì sau...

Bài sau: "Sự ảnh hưởng của chim đầu đàn lên nhà Yến của bạn, và kỳ vọng dụ chim Yến đầu đàn"

Câu hỏi tuần này! Câu hỏi số 1 ???

Câu hỏi: Hình trên là chim Yến cái hay đực? Tại sao?

Phần thưởng: Nhạc HOT 2011 "ROYAL" , xuất xứ Malaysia, đã được thử và thành công nhiều nơi, được đánh giá 5/5*.


Lưu ý:
* ưu tiên người trả lời đúng đầu tiên trên comment hoặc email.
* 1 ngày được trả lời sai 1 lần.
* trường hợp không ai trả lời được, tôi sẽ giải đố sau 2 tuần kể từ ngày đăng.
* các bạn có cố gắng sẽ được tặng bài nhạc 1-3 sao để khích lệ tinh thần.

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Blog mới cập nhật!

Được sự ủng hộ của các bạn đọc trong suốt thời gian qua. Mình nâng cấp trang web mình với mục đích tạo điều kiện dễ dàng giao lưu và chia sẽ kiến thức cho mọi người. Hy vọng trang web mình càng ngày càng bổ ích cho các bạn tham khảo và tiếp tục ủng hộ tinh thần cho mình phát triển trên con đường dụ Yến cao cấp. Thành công của các bạn cũng là thành công của tôi!

Cảm ơn các bạn!

Hình chụp cùng sư phụ trong khóa học nâng cao dụ Yến

Có những thay đổi sau việc nâng cấp blog:

- Tạm thời ngưng cung cấp thiết bị dụ Yến, nếu các bạn có nhu cầu về bất cứ thiết bị nào mình sẽ liên hệ dùm CTY liên kết tại TP.HCM. Giá thành cạnh tranh và sự tin tưởng cao.

- Tạm thời ngưng cung cấp mùi dụ TTGC. Lý do: không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Chỉ cung cấp cho bạn đọc thường xuyên liên lạc và các nhà Yến tôi bảo trì. Khiến TTGC càng độc và càng hấp dẫn cho bầy Yến. Mùi dụ TTGC của tôi đang tiếp tục được nghiên cứu và nâng cấp tăng sự đột phá dụ chim bầy đàn.

- Nguồn kho nhạc Yến vô tận gần 400 bài từ Malaysia, Indonesia, với gần 100 bài nhạc tuyển đã được thử nghiệm, trong đó có 20 bài xuất sắc tôi khuyên bạn nên xài. Sẽ hiếm ai có được kho nhạc này kể cả chuyên gia nước ngoài. Và tôi sẽ bán nhạc với giá thành thấp, để có chi phí cho việc nghiên cứu Yến. Có nhu cầu xin email tới 2conyen@gmail.com.

- Sẽ có câu hỏi đố các bạn đọc giả hàng 2 tuần, nếu ai trả lời được câu hỏi, sẽ được tặng 1 bài nhạc Yến hoàn toàn miễn phí.

- Hãy liên hệ tôi với bất kì câu hỏi nào và sẽ được câu trả lời ưng ý. Tôi tự tin sẽ trả lời bạn đọc bất cứ câu hỏi nào liên quan tới cách dụ Yến 1 cách thuyết phục. Email: 2conyen@gmail.com
 
- Vì lý do chuyển đổi dữ liệu trang web còn thiếu sót, tôi đã mất 1 số bài viết. Tôi sẽ cố gắng dành thêm thời gian cho việc viết Nhật ký 2 con yến. Chỉ tiêu ít nhất 3 bài 1 tuần vào buổi tối.

Tất cả sự thay đổi trên nhằm để trọng tâm vào việc nghiên cứu & chia sẽ kinh nghiệm với các bạn.


Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Bạch Yến!

Bạch Tuyết đang chờ Hoàng Tử

Bạch Yến là loại cực hiếm và tôi chưa bao giờ thấy xuất hiện tại VN hoặc chưa may mắn được nhìn thấy.Chúng cũng là loại Yến làm tổ nước bọt. Chưa ai biết được nó xuất hiện từ đâu, tôi nghĩ có lẽ do sự đột biến gen nên nó có 1 màu đặc trưng màu trắng.

Bạch Yến cũng cho tổ thường như các loại màu đen xám khác. Cái đặc biệt của nó chỉ là màu sắc. Sự xuất hiện của nó vào 1 nhà Yến là điều kì diệu và rất may mắn cho chủ nhà đầu tư, các nhà nuôi Yến truyền miệng.

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Sự khác biệt trứng đực, trứng cái, chim con đực, chim con cái.

Tôi đã từng trình bày làm sao để phân biệt được trứng đực và trứng cái.

Trứng cái có hình dạng khuôn mặt trái xoan của người phụ nữ đẹp.(nói vậy cho dễ nhớ)

Trứng đực có hình dạng khuôn mặt chữ điền của người đàn ông mạnh mẽ.

Khi các bạn lên nhà Yến và soi trứng, phát hiện trứng cái nhiều hơn trứng đực, điều đó là may mắn. Tại sao?

Từ các nghiên cứu của chuyên gia Indonesia, chim đực khi trưởng thành sẽ rời tổ để tìm kiếm chim cái cho mình. chim đực sẵn sàng bỏ nơi mình sinh ra để theo con cái mà nó thích.

Ngược lại, chim cái sẽ ít khi rời tổ của mình. Nàng sẽ đợi chờ 1 người hoàng tử đến và chấp nhận lập gia đình với con đực mà nó ưa thích.

Vì vậy, nếu nhà bạn có chim cái sinh ra, tức là bạn có xác xuất sẽ thêm 1 con đực mà nó sẽ rũ về. Còn nếu chim con đực thì xác xuất ở lại nhà bạn là rất thấp.

Ví dụ bài nhạc Yến Marvelous Cloud là loại nhạc chim đực gọi chim cái, cũng vì lý do trên.

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Nhà chưa xong, Yến đã vào!

Thế là đã qua tuần thứ 3 kể từ ngày tôi đặt viết vẽ thiết kế. Ngôi nhà với 800m2 được tính toán rất kĩ trong bản vẽ thuận lợi cho việc dụ chim tốt nhất, nhanh nhất, và đảm bảo tốt nhất cho khí hậu khắc nghiệt tại miền trung. Sáng kiến bậc nhất của tôi đã được đưa vào nhà Yến này, cái mà tôi đã nghiên cứu rất rất nhiều, và kể cả nhà Yến tại nước ngoài cũng chưa có được 1 ý tưởng tròn vẹn này.

Nếu thực sự nhà Yến này thành công với ý tưởng này. Sẽ là 1 niềm hạnh phúc cho sự nghiệp nghiên cứu dụ Yến của tôi.

Chia sẽ các bạn vài hình ảnh, các em Yến bay vào bay ra hối thúc tôi phải hoàn thiện ngôi nhà này cho nhanh:

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Truyền thuyết về chim Yến Đại Ka!

Trong giới nuôi Yến truyền miệng nhau 1 câu chuyện về Yến Đại Ka. Tại sao nó gọi là chim Đại Ka? nghe giống phim xã hội đen Hồng Kông thật!

Câu chuyện này ít người biết đến vì hiếm ai có thể gặp trường hợp đen đũi này.

Yến Đại Ka là 1 con hoặc 1 cặp chim Yến. Sống khá ích kỉ, thích độc chiếm và không thích sống cùng đồng loại, có lẽ chúng cho rằng chúng là đẳng cấp @.@!

Lưu truyền rằng nếu nhà bạn không may có cặp chim này thì nhà bạn sẽ không có thêm con nào khác ngoài cặp chim này. Chúng sẽ đuổi hết những con Yến vào nhà của bạn hay ở gần khu vực chúng thấy.

Và cách đây 1 năm, 1 ông chủ nhà Yến tới hỏi các chuyên gia gần xa để tìm cách khắc phục nhà Yến cho tăng số lượng chim. Ông ta làm 2 năm rồi mà chỉ có duy nhất 1 cặp chim Yến.

Vài chuyên gia có tiếng tới cũng không thay đổi được gì, nhà cũng không có chim mới vào ở. Các chuyên gia không hiểu nguyên nhân tại sao lại không có chim vào ở trong khi kĩ thuật nhà Yến này xem tới xem lui đều đúng tiêu chuẩn.

Khi câu chuyện chim Yến đại ka đến tai ông chủ, ông chủ ngờ ngợ và không tin mấy. Về tới nhà nghĩ tới nghĩ lui ông lại thấy lo lo. Thế là ông đã bắt camera vào các vị trí trọng yếu trong nhà Yến để quan sát.

Qua nhiều ngày quan sát, ông thực quả thấy như lời đồn. 20 con chim mới vào nhà chơi bị 1 con Yến đang ở trong nhà ví chạy như điên. Con chim đại ka này rượt đuổi mấy con khác cho tới khi chúng bay ra khỏi nhà mới thôi.

Xác định được chim Yến đại ka là có thật. Ông đã lên nhà Yến của mình bắt cặp chim này ra.

Sau 2 tuần kể từ ngày không còn chim đại ka nữa. Số lượng chim đã bắt đầu tăng mười mấy con. Thật đúng như lời đồn về chim đại ka.

Các bạn đọc nếu nhà Yến đã vào hoạt động vài năm mà chỉ có 1 cặp chim thì nên xem xét lại nhé!

Chuyên gia nuôi Yến

Nói về chúng tôi

Gửi thư đến - Hùng Yến

Tên

Email *

Thông báo *

© diendan2conyen All copy rights | Designed by Of-all-time.com