Không biết bạn nào đã từng trải qua kinh nghiệm này chưa. Có hay không thì cũng nên biết để đề phòng.
Tôi tạm chia Dơi thành 2 loại: loại nhỏ và loại lớn
1/ Loại nhỏ: mức trung bình to bằng bàn tay, bàn chân. Loại này thường gặp bất cứ nơi nào, cả quê và thành phố. Mức ảnh hưởng của chúng không có gì nghiêm trọng đối với Yến và nhà nuôi Yến. Dơi bắt đầu kiếm ăn vào buổi chiều chập choạng khi ánh nắng mặt trời vừa dứt hẳn. Vì làn da mỏng của dơi không có khả năng chịu được tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời. Thời gian này, chim Yến đã no nê và đang ở thời kỳ cuối bửa ăn, nên việc chia thức ăn với loài Dơi là ảnh hưởng không bao nhiêu.
Vấn đề cần quan tâm hơn chính là việc loại dơi này vào nhà Yến làm tổ, đặc biệt các nhà Yến mới và nhà ít chim. Trường hợp này ít xảy ra nhưng không phải là chưa bao giờ xảy ra. Đã có vài nhà thay vì Yến vào làm tổ thì Dơi vào làm tổ. Phân và mùi hôi của Dơi làm ảnh hưởng tới môi trường của Yến và đương nhiên Yến sẽ không chịu sống chung với Dơi, có thể mất chim và chắc chắn không dụ được chim mới.
Bạn không cần phải lo ngại vấn đề này. Khi nào bạn thấy hiện tượng Dơi vào nhà Yến. Bắt 2 bóng đèn vàng công suất nhỏ trên lỗ ra vào, Dơi sẽ tự bay đi. Đừng bắt đèn trắng hay công suất mạnh thì Yến sẽ lóa mắt và không vào được nhà ban đêm.
Làm sao biết nhà có Dơi? Vô cùng đơn giản mà không cần vào nhà Yến. Canh giờ hoàng hôn, tới lỗ ra vào nhà Yến quan sát, nếu có Dơi thì chắc chắn sẽ bay ra khỏi lỗ để kiếm ăn.
Loại 2: To bằng bắp tay, bắp chân trở lên. Hiếm gặp. Yến là một trong những món ăn khoái khẩu của nó. Nhiều vùng tại Malaysia đã gặp loại Dơi này. Ở Việt Nam có nhiều tên, có người gọi là Dơi Heo, Dơi mặt ngựa- mặt trâu, Dơi lợn v.v.
Nếu có bạn nào gặp trường hợp này làm ơn báo cho mình biết để lưu vào Nhật ký 2conyen.
Cách phòng chống: giăng lưới cá loại lớn, phía sau treo nải chuối làm mồi tại gần lỗ ra vào nhưng đừng gần quá ảnh hưởng chim ra vào lỗ nhà Yến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét