Advertisment

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Nhà Yến Dân Dã - 1 Nghiên Cứu Mới - Giảm giá thành làm 1 nhà Yến

Giảm 90% chi phí với cách làm độc đáo nhất mới khám phá. Nhà Yến Dân Dã!




Cách đây mấy hôm, tôi cuối cùng cũng hoàn tất nghiên cứu "Nhà Yến Dân Dã", làm nhà YẾN với giá thành cực thấp, chỉ tốn 10% so với chi phí bình thường khi xây 1 nhà Yến.
Điều kiện yêu cầu:

- Có nhà sẵn (cũ hoặc mới)
- Nhược điểm: tuổi thọ ngắn (6-12Tháng)
- Thời gian làm nhà Yến: cần liên hệ trước để xem xét     điều kiện thuận lợi.
- Địa điểm: chỉ xây dựng tại Miền Trung, khu vực gần Hội An, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế)

Tại sao ta nên làm nhà Yến Dân Dã?


Nếu bạn đầu tư 100-200-300 triệu chi phí kỹ thuật cho 1 nhà Yến, với xác xuất thành công và thất bại ngang nhau. Vì thế rất nhiều người không muốn tham gia vào lĩnh vực mạo hiểm này. Với phương pháp mới của tôi giúp những người này có cơ hội đầu tư hoặc chơi dụ Yến.
- Số tiền đầu tư ban đầu khá thấp.
- Thời gian 2-6 tháng sẽ biết kết quả dụ Yến
   + Thất bại: tổn thất nhỏ
   + Thành công: tiếp tục đầu tư để gìn giữ Yến lâu dài
- Cơ hội tìm hiểu với ngành Yến, một ngành HOT hiện nay và ít người làm được

So sánh giữa nhà Yến và nhà Yến Dân Dã?

+Giống nhau:
- Hoàn toàn giống nhau về phương cách dụ Yến
- Tỉ lệ % thành công ngang nhau
- Không thể thu hồi vốn nếu thất bại 

+Khác nhau:
- Độ thẩm mỹ bên trong khá kém với nhà Yến DD
- Nhà Yến DD bắt buộc đầu tư thêm về sau nếu dụ được chim thành công. Nhà Yến thông thường, không cần.
- Dụng cụ cho nhà Yến DD đa số khác biệt với nhà Yến thông thường



Các bước dụ yến vào nhà làm tổ

Hôm nay tôi xin trình bày sơ lược cách dụ Yến vào làm tổ trong nhà. Tất cả các nhà Yến đều phải theo các bước sau:
Bước 1:  Dụ Yến tới nhà
Quan trọng nhất là Nhạc Yến của bạn phải hay.

Bộ âm li và loa phát đúng tiêu chuẩn. Yến sẽ tới nhà bạn ngay.Bạn nên bổ sung kho nhạc Yến của mình để nhà Yến của bạn lúc nào cũng hấp dẫn.
Bước 2: Dụ Yến vào nhà
Khá là khó khăn, nhiều nhà Yến có chim tới chơi nhưng sai kỹ thuật không thể dụ chim vào nhà. Đa số nguyên nhân là Lỗ Ra Vào sai quy tắc, đường loa dẫn dụ không có hoặc sai. Khi chim đã vào nhà thì đến bước cuối cùng.
Bước 3: Dụ Yến ở lại
Là bước khó khăn nhất quyết định thành công của 1 căn nhà Yến. Đòi hỏi nhiều kỹ thuật, tuyệt chiêu. Chuyên gia có kỹ thuật càng cao, sẽ dành được thắng lợi trong bước này. Có rất nhiều yếu tố để tìm tòi và học hỏi. Thỉnh thoảng tôi sẽ trình bày vài ý tôi nghiên cứu và học hỏi được cho các bạn. Việc các bạn cần làm là theo dõi thường xuyên blog của tôi.

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Loa Bát Giác Cải Tiến


Loa Bát Giác mục đích nhằm tạo 1 âm thanh xoay chiều quanh khu vực phòng. Khiến chim có thể nghe nhạc tại mọi vị trí. Rất tốt nếu trang bị nó trong phòng VIP hoặc nơi cuối phòng. Nên trang bị loại nhạc ngoài cho loa này, bảo đảm chim sẽ mê mẫn vui thú trong nhà của bạn, tăng thêm xác xuất chim ở lại làm tổ
+ Vị trí: trong nhà
+ Loại nhạc: ngoài

Loa diều

Loa Diều tạo ra âm thanh bay bỗng có thể lôi kéo chim tới cuối nhà, vì có cường độ mạnh nhất so với các loa khác trong nhà, tốt nhất là lắp đặt tại nơi cuối phòng hoặc điểm đích muốn chim tới

+Vị trí: trong nhà
+Loại Nhạc: ngoài


Loa Lục Giác



Loa Lục Giác được làm từ các loa siêu treble tầm trung, khả năng lan rộng quanh nhà khu vực hình tròn bán kính tầm 1km. Nhạc phát ra khá tốt so với giá cả của nó. Rất cần thiết nếu đối đầu với nhiều đối thủ dụ Yến gần khu vực. Mặt ngoài được phủ lớp màn đặc chế chống mưa nhưng âm thanh vẫn phát ra tốt. 

+Vị trí: nóc nhà
+Loại nhạc: Ngoài

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Tập Tính Yến Sào

Chào mọi người buổi sáng,

Tôi đọc trong một vài trong số các sách tham khảo mà tôi có và muốn chia sẽ với mọi người đam mê nghiên cứu thêm về Yến Sào.

Tập tính sống của Yến được gọi là những hoạt động bình thường hàng ngày của Yến Sào tìm kiếm thức ăn. Chúng có một hành vi đặc biệt trong việc tìm kiếm thức ăn khi chúng đi ra khỏi nhà làm tổ, hang động.

Khi ta hiểu hành vi của chúng sống như thế nào, ta sẽ là một chủ trại Yến Sào tốt hơn.

Yến Sào sẽ bắt đầu rời khỏi các hang động hoặc nhà làm tổ ngay từ lúc 5 giờ sáng. Khu vực đầu tiên của chúng để tìm kiếm thức ăn là các khu vực xung quanh hang động / nhà Yến, khoảng 1-2 giờ.

Một khi chúng chưa hài lòng thực phẩm không đủ no, chúng sẽ bắt đầu di chuyển hướng tới một điểm đến mới hơn đặc biệt là mặt phẳng các lĩnh vực như lĩnh vực lúa, những cánh đồng cỏ và như vậy. Chúng sẽ dành khoảng 1-2 giờ.

Một khi các côn trùng không còn được nhiều, chúng sau đó sẽ tiếp tục cuộc hành trình của chúng đến các vị trí cao hơn và xa hơn nữa đặc biệt là đối với những đồn điền. Bởi đúng vào thời điểm này có rất nhiều côn trùng bắt đầu biến đổi từ những cây hoa.

Đến trưa các điểm đến của chúng sẽ là tán rừng. Rất nhiều côn trùng dường như được phát ra từ những tán cây rừng hoặc từ các loại trái cây chín (cây Sung). Giai đoạn trên tán rừng này sẽ kéo dài từ 3 đến 4 giờ. Thông thường từ 11,00 giờ sáng đến 3:00 chiều.

Tiếp theo là gì? Đến 3.00 chiều, một khi số lượng côn trùng được giảm bớt, điểm đến tiếp theo của chúng sẽ là những nguồn nước như hồ, sông ngòi và kênh rạch. Những loài côn trùng trẻ sẽ thành nhộng và rời khỏi vỏ của mình vào khoảng 3:00 đến muộn vào buổi tối. Sẽ là thời điểm tốt cho Yến bắt và ăn những con côn trùng này. Yến sẽ ăn cho đến khi cuối ngày.

Khoảng 4.30-6h chiều những con chim bình thường sẽ bay về nhà. Hầu hết những loài chim này sẽ về tổ 6h mùa đông hoặc 7h mùa hè.

Yến Sào ăn thức ăn của chúng trên chuyến bay. Chúng không hành xử như các loài chim khác, như bắt ăn, nghỉ trên cây để nuốt thức ăn của chúng.

Yến Sào xây dựng cơ thể để bay cả ngày mà không cần nghĩ ngơi. Trừ khi trở về nhà đến nhà để nghỉ ngơi, ngủ, giao cấu, cho con ăn.

Được quan sát và thấy rằng trong khi trên đường trở về tổ của chúng, chúng sẽ ghé lại những cánh đồng lúa và ăn thêm phút cuối cùng xung quanh các hang động / nhà.

Nếu bạn đọc một cách cẩn thận về Tập Tính của Yến, bạn có thể nhận ra rằng những con chim là những sinh vật thông minh. Chúng biết chính xác nơi chúng có thể tìm thấy các côn trùng nhiều nhất tại một thời điểm cụ thể trong ngày.

Nếu bạn muốn tiến hành thử nghiệm Thử Chim, tôi khuyên bạn nên thực hiện theo các phần giải thích ở trên về làm thế nào để chọn đúng thời điểm cho một loại địa hình cụ thể của đất. Ví dụ đối với đất bằng phẳng thử nghiệm nó trong buổi sáng trước khi 10:00 am. Khu vực cây cối thử nghiệm nó vào khoảng 10:00 đến 11:30 giờ sáng và gần một khu rừng kiểm tra nó vào lúc 11:30 cho đến 02:00. Nếu nhà của bạn gần một con sông hoặc hồ thử lúc su 4:00 chiều trở đi.

Căn cứ vào các hành vi trên, nó được khuyến khích chủ sở hữu nhà Yến phải cung cấp một loại thức ăn cho chim Yến để dụ khi chúng kiếm ăn vào buổi sáng và khi chúng quay về vào buổi tối.

Cách tốt nhất là trồng những loài thực vật mà sẽ tạo ra côn trùng, như Cemara Lào Gondang và Kế, Đậu Trung Quốc (Lamptoro) xung quanh nhà. Nếu mảnh đất là hợp lý lớn, tạo ao cá / tôm xung quanh nhà. Trồng trọt và ao hồ không chỉ cung cấp côn trùng mà còn cung cấp một lượng không khí mát.

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

Các cách để chống "quái vật" vào nhà

Sáng nay tôi nhận được cuộc gọi từ 1 anh tại Nha Trang hỏi về cách chống Cú Mèo hữu hiệu. Tôi đã trình bày sơ lược cách chống Cú. Để mọi người được hiểu rõ thêm, tôi nghĩ nên viết đôi chút về điều này.
Có rất nhiều phương thức chống Cú Mèo. Sau đây tôi xin trình bày 3 cách Ngon, Rẽ, Bổ.

Cách 1: thu hẹp lỗ ra vào nhõ sao cho chim Yến có thể ra vào lỗ được nhưng Cú Mèo không thể bay vào được. Diện tích lý tưởng là: 12inch x 24inch (cao x dài) tương đương 30,5cm x 61cm.
Với diện tích này đủ cho 2 con chim Yến bay vào bay ra thoải mái nhưng đồi với Cú Mèo thì không. Vì khi Cú Mèo muốn vào nhà phải đập cánh duỗi người để hãm tốc độ và thăm dò, thì điều này không thể được với diện tích này.


   



Cách 2: đối với lỗ to trung bình, ta dùng bàn chông. Cách này ta có thể tự làm 1 cách đơn giản: tô 1 lớp xi măng mỏng tại bề mặt đáy lỗ ra vào (đừng trộn với cát mà giảm tuổi thọ), ta rãi đinh hoặc mãnh chai lên (hay bất cứ cái gì nhọn và cứng). Hoặc ta có thể bắn đinh vào ván gỗ rồi áp lên bề mặt đáy lỗ. Cách này sẽ chống được Cú Mèo, Chuột, Bồ Câu, và các loài chim khác đậu tại lỗ ra vào làm giảm phần hấp dẫn tại lỗ ra vào cho chim Yến. Đối với chim Yến đây là 1 điều tốt vì chúng cảm giác được an toàn hơn với bàn chông đinh.


Cách 3: đối với lỗ to quá cỡ (vd: trên 0.8m x 1m), ta phải dăng dây cáp tại lỗ ra vào, nghiên cứu thêm vào hình vẽ để hiểu chi tiết. 

Khoảng cách giữa 2 dây là 25cm. Các loại dây nên xài: Dây cước loại dày, Dây điện có lớp bọc nhựa loại tốt (lưu ý không nối điện vào giật chết chim), Dây thép không rĩ v.v.





Mỗi loại lỗ ra vào có kích thước khác nhau có mục đích riêng của nó. Có mặt lợi và hại. Trước khi chọn 1 loại cửa phù hợp với nhà của mình, cần tham khảo kỹ trước khi làm. Chúc bạn thành công.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

Cách thiết lập gỗ làm tổ và dự án thay đổi nâng cao lợi nhuận cho tổ 180


1/ Giai đoạn khởi điểm

Cách thiết đặt gỗ tương đối quan trọng. Tùy thuộc vào hướng bay vào của chim mà thiết đặt. Thanh làm tổ phải thuận với chiều của chim bay, như vậy xác xuất nhận chim sẽ cao hơn. Nhìn hình minh họa trên bạn sẽ hình dung rõ hơn cách thiết đặt chúng. Bạn cần lưu ý quy trình 2 vì nó có liên quan tới giai đoạn đầu này. Khi đã có 1 dự án sẵn cho tương lai, bạn lắp đặt thanh gỗ sao cho thuận tiện việc tháo gỡ cho quy trình sau này.

2/ Giai đoạn 2 sau khi đã dụ được nhiều chim (1-2 năm)


Những dấu X màu xanh là 1 trong những vị trí ta sẽ tháo gỡ sau này. Vì vậy khi lắp đặt các thanh làm tổ bạn nên làm những thanh phụ tại đây sao cho dễ dàng tháo lắp mà không ảnh hưởng tới chim.
Hình dưới đây là việc hoàn tất di dời các thanh phụ.



Sau việc hoàn tất, số lượng tổ 90 sẽ chuyển thành 180độ. Nâng cao lợi nhuận cho bạn!
Chú ý: những hình vẽ trên chỉ mang tính chất minh họa trong không gian nhõ 2x2 m.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Chim Yến - Người bạn của nhà nông

   
Một trong những khu vực ăn chính của Chim Yến là cánh đồng. Với số lượng côn trùng lớn tồn tại và sinh sôi ở đây dưới những cánh đồng, gây hại không ít đối với mùa màng. Chim Yến, người bạn của nông dân, đóng vai trò lớn trong việc tiêu diệt lũ côn trùng này. Vậy nếu bạn là chủ của 1 căn nhà Yến, bảo vệ và phát triển nòi giống Yến, bạn góp phần bảo vệ môi trường, góp phần giúp ích cho mùa màng. Thật là 1 công việc ý nghĩa ngoài việc lợi nhuận.
                    


Đây cũng là lý do nhiều người thích làm nhà Yến tại đây khu vực Quảng Nam. Với nhiều cánh đồng bát ngát, thuận tiện cho việc nuôi và dụ Yến. Yến tại đây có nguồn gốc Yến từ đảo Cù Lao Chàm. Với thân xác Yến to khỏe, loại này làm được tổ trắng tinh, to và bổ dưỡng. Đó là lý do tại sao tổ Yến tại đây có giá thành cao nhất VN và cũng cao nhất toàn khu vực Đông Nam Á.

Cách phân biệt chim và trứng yến đực - cái


1/ Trứng cái đực, và cách phân biệt:



Trứng Cái: phía trên, để dễ nhớ và phân biệt, ta so sánh trứng Cái như khuôn mặt người phụ nữ, mặt trái xoan là mặt đẹp
Trứng Đực: phía dưới, giống mặt chử điền của người đàn ông.

2/ Chim cái và chim đực: 

Rất khó để nhận biết bằng mắt, vì thường thường chúng bay cao và nhanh. Khi có điều kiện gần quan sát chim đã trưởng thành. Ở phần cánh dưới sát lưng, lông chim cái sẽ thưa hơn chim đực.

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Chiêu mới: cách kéo dài tuổi thọ của nhạc yến




Với sự chú tâm nghiên cứu của Thầy tôi. Ông ta đã tìm ra 1 phương pháp hay và đã được vài học trò thử nghiệm thành công.
Phương thức này giúp các bạn tăng tuổi thọ của bài Nhạc mới. Thông thường nếu bạn cho 1 bài nhạc mới vào thì lâu nhất là 1 tuần sau sẽ không còn tác dụng mạnh... kiểu lờn thuốc. nếu làm theo cách này thì bài Nhạc có thể kéo dài đến 2 tháng.
Bạn cần có 4 bài Nhạc. 1 bài mới và hay. 3 bài cũ và tác dụng ít. Phân chia giờ để chơi Nhạc. Tôi tạm gọi bài hay nhất là số 1, và 3 bài bình thường còn lại là 2,3,4.
Nếu bạn bật máy từ 6h sáng đến 6h tối. Bạn chơi bài số 1 đầu và xen kẽ bài 2, sau đó 3, sau đó 4. Tầm trưa 1h bạn lại lặp lại theo kiểu này. Cuối giờ 5-6h bạn phải chơi bài số 1 khi chim vào tổ. Ví dụ: Sáng 1, 2, 1, 3, 4 Chiều 1, 2, 3, 4, 1

Hy vọng bạn thành công với tuyệt chiêu này!

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Kĩ thuật lang băm



Trước hết tôi và các bạn phải cảm ơn "kỹ thuật lang băm" vì nhờ họ mà mới có tôi. Lúc trước nhà tôi đầu tư 1 số tiền lớn để xây 1 nhà Yến. Chính họ đã xây 1 nhà Yến thất bại cho gia đình tôi, trong cái khó làm không được bỏ không xong, gia đình tôi lúc nào cũng không được vui vẽ. Nhờ đó tôi đã cố gắng khôi phục nhà Yến của tôi đi vào quỹ đạo thành công. Và giờ đây, tôi thành một người đam mê và giúp đỡ quý vị.
Trước khi chọn 1 công ty hay kỹ thuật Yến. Bạn nên tìm hiểu kỷ tránh phải mắc sai lầm như gia đình tôi.

Vốn đầu tư cho 1 nhà Yến


Nếu đầu tư từ 1 mãnh đất trống, bạn sẽ tốn kém nhiều đó. Chi phí xây dựng 1 căn nhà đúng tiêu chuẩn (độ cao, độ dày, v.v.). Tiền đầu tư gần 1 tỷ cho 1 căn nhà Yến vừa phải.
Nếu có nhà sẵn, bạn phải sửa chửa lại cho phù hợp với điều kiện sống của chim cộng với tiền kỹ thuật thì khoảng chừng 500 triệu đồng.
Chưa kể tiền chi phí hàng tháng: điện nước, thay các vật dụng máy móc hư hỏng.
Ít nhất là 2-3 năm để được thu hoạch tổ lần đầu trong trường hợp nhà Yến thành công.

Bao lâu cho lần thu hoạch đầu tiên



Đã xác định dụ Yến là 1 nguồn lợi nhuận lớn nhưng lâu dài. Bạn phải kiên nhẫn chờ đợi thời cơ chín mùi mới thu hoạc. Không có 1 bài toán cụ thể cho ta biết khi nào nên thu hoạch. Cũng giống điểm tích lũy, bạn để càng lâu, tích số nhân sẽ càng nhanh và càng nhiều, và khi thu hoạch bạn bắt đầu thu lợi nhuận gấp mấy chục lần và kéo dài mãi mãi với số tiền thật lớn. Trong trường hợp của tôi, nếu kinh tế của tôi ổn định, tôi sẽ duy trì trong 5 năm không thu hoạch.


Ví dụ: Có nhà Yến rất thành công trong năm đầu được 200-300 tổ. Nhưng đã vội khai thác sớm khiến việc tăng bầy đàn bị chậm lại, thật đáng tiếc. Người ta có thể thu hoạch gấp 4 gấp 5 lần cho năm sau.... không có tính kiên nhẫn.

Nếu đã đầu tư vào ngành này. Bạn phải xác định rõ nếu thật sự chưa cần thiết, bạn không nên thu hoạch. Nếu đúng bài hàng năm bạn sẽ thu hoạch hàng chục tỉ đồng 1 năm và lợi nhuận tiếp tục tăng hàng năm.

Chọn vị trí cho 1 căn nhà Yến




*Nhiều người đã viết mail và hỏi tôi về vị trí nhà họ đang sống có làm được nhà Yến hay không. Bài này tôi xin trình bày chi tiết về những điểm chính cần quan tâm:



1/Nếu bạn chưa có đất có nhà sẵn, muốn tìm 1 mãnh đất và xây nhà Yến. Điều này thật tuyệt vì bạn chịu chơi và có tiền để đầu tư cho thật đàng hoàng:

- Gần nguồn thức ăn dồi dào cho chim
- Gần nguồn nước sạch
- Gần nhà Yến đang thành công
- Trên lộ trình bay của Yến, đi ăn và về
- Vị trí nhà xung quanh phải thoáng đãng tạo điều kiện chim bay lượn dễ dàng

2/Nếu bạn muốn xây nhà Yến tại chỗ của bạn có sẵn và muốn tham khảo có làm được hay không. Các bước cần thử:

- Dụ thử chim: dùng loại nhạc Yến có tên gọi là Duress Sound (SOS), chọn giờ cao điểm tại khu vực, bật nhạc thử tại điểm cao nhất của nhà mình trong vòng 15 phút. Tối thiểu phải được 100 con.
- Quan sát khi thử chim: hướng chim đến, hướng chim về khi tắt nhạc, không gian bay của chim có bị hạn chế không, bước này bạn có thể xác định được vị trí hướng lỗ ra vào của chim.
- Nếu cảm thấy ưng ý với số lượng của chim. Phải đi sâu vào nghiên cứu môi trường xung quanh bạn.
- Chiều cao các nhà xung quanh nhà bạn. Nhà Yến của bạn ít nhất phải cao bằng nhà bên cạnh, đảm bảo không ách tắc đường bay của Chim khi tới nhà bạn thăm dò.
- Ô nhiễm môi trường: Nhà máy, Xí nghiệp phun khí thải, nước thải, gây độc hại hoặc mùi hôi. Nếu nhà bạn gần khu vực này khoảng 2km, bạn nên từ bỏ việc làm nhà Yến.
- Tránh gần cafe, karaoke, sàn nhảy và các nơi công cộng ồn ào.
- Bạn nên nhớ không phải chỉ riêng bạn dụ Yến mà còn hàng trăm người khác. Nếu nhà bạn không bằng nhà khác. Bạn nghĩ chim sẽ chọn nhà nào?

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Vị trí đặt loa tại cửa ra vào


Rất nhiều nhà Yến phạm phải sai lầm về vị trí đặt loa và không rõ tính quan trọng của nó. Vị trí đặt loa quyết định chim mới có vào trong nhà của ta hay không. Có nhiều nhà chim tới chơi rất đông nhưng chim lại không vào trong nhà, thế là mất đi cơ hội chim vào nhà ở và làm tổ. Sơ đồ dưới đây để tham khảo vị trí của các loa tại cửa ra vào:


Hình bên trái: vị trí đặt loa phía trên. Chim tới chơi loa sẽ không thuận tiện vào lỗ.
Hình bên phải: sau khi điều chỉnh vị trí loa. Chim sẽ dễ dàng chơi Loa và vào thăm dò. Đây còn gọi là loa dẫn dụ. Bạn cần nên khắc phục sự cố này để tăng lượng chim vào nhà làm tổ.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Cảnh giác với Cú Mèo vào nhà Yến

1 trong những nỗi lo của người làm Yến là sự xuất hiện của Cú Mèo, đặc biệt là các nhà Yến ở nơi hẻo lánh, ít dân cư và ít đèn đường.




Có nhiều phương pháp để chống Cú. Trong đó, cách đơn giản nhất là dùng đèn chống Cú đặt tại cửa ra vào. Tuy nhiên, một vài trường hợp gần đây, phương pháp này đã thất bại. Kết quả là đèn vẫn sáng mà Cú vẫn vào.



Dân gian ta truyền tụng mê tín rằng, Cú Mèo vào nhà là điều xui xẻo đến. Đối với dân Yến chúng ta cũng vậy. Khi Cú đã phát hiện trong nhà ta có Yến, chúng sẽ dùng mọi cách để vào, vì đó là khả năng sinh tồn khi bụng nó cồn cào. Có nhà đã mất 2/3 tổng lượng chim vài ngàn con chỉ trong vòng 1 tuần. Bạn nghĩ sao nếu khu vực xóm bạn đang ở có 1 kẻ giết người đang ẩn nấp và rình rập bạn. Bạn có muốn tiếp tục ở đó hay dọn chỗ khác? Câu trả lời của bạn chính là điều mà Yến sẽ làm.

Ngoài việc camera quan sát, những dấu hiệu dưới đây chứng tỏ nhà bạn đang bị Cú viếng thăm.










Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

Lời mở đầu


Chắc hẳn bạn sẽ rất hài lòng khi tìm được và đọc trang 2conyen.com của tôi.Là 1 trang web phi lợi nhuận bao quát khá đầy đủ thông tin về cách nuôi và dụ Yến Sào mà bạn khó có thể kiếm được hiện nay. Với sự trình bày khá chi tiết về cách nuôi và dụ Yến Sào, hy vọng giúp ích cho những người đang nuôi Yến và sẽ nuôi Yến. Trang web này bao gồm những kinh nghiệm, tìm tòi, những ý tưởng đã thành công. Phù hợp với những người chưa am hiểu về kỹ thuật nuôi và dụ Yến tổ nước bọt. Với sự trợ giúp của thầy và bạn bè nuôi Yến khắp Đông Nam Á,tin tức thu thập được. Tôi hy vọng sẽ mang lại nhiều thông tin cần thiết nhất giúp bạn thành công, đặc biệt là những người đang gặp khó khăn về nuôi Yến như tôi đã từng trải qua.

 

Ngành dụ Yến và những lợi thế của ngành.

Picture

- Là 1 trong ít ngành mà đầu tư không nhiều nhưng lợi nhuận rất cao.
- Nhà Yến không cần phải tốn chi phí nhiều khi hoạt động. Bạn không cần phải thuê nhân viên. Không nhân viên tức đỡ nhức đầu.
- Yến không cần phải chăm sóc, cho ăn cho ngủ như nuôi các loại động vật khác. Thật nhẹ nhàng và thoải mái.
- Làm Yến là bạn đang giúp một phần nào bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên.
- Làm Yến là 1 công việc rất thú vị nhất là cho những người về hưu. Chơi cây cảnh, nuôi cá, nuôi chim hót chỉ vui nhưng  không đem lại lợi nhuận, nhưng đối với nuôi Yến bạn vừa chơi vừa có thu nhập cao.
- Chi phí hoạt động hàng tháng trung bình thấp. Khoảng 500 ngàn đồng cho diện tích 7 x 20 m.


Kim ngạch mang lại

Picture

Thật ngạc nhiên khi trị giá của tổ Yến Sào có cái giá rất cao ngang ngửa với Vàng Trắng. Không có ngành nông nghiệp nào có thể mang lại lợi nhuận cao đến vậy.
Giá giao động từ $1,500 - $4,000 USD /KG tùy vào chất lượng tổ của từng nơi.

Còn chần chừ gì nữa... Bắt tay vào nghiên cứu thêm.


Có nên chạy theo thị trường, người người nhà nhà đua nhau làm Yến???

Picture

Trước khi quyết định xây 1 nhà Yến cho bạn, bạn nên suy xét kỹ lưỡng ai sẽ làm kỹ thuật cho bạn. Có rất nhiều sự lựa chọn cho 1 kỹ thuật dụ Yến cho nhà bạn, tuy nhiên ai sẽ làm tốt hơn và ai ta nên chọn? Đối với tôi ai đã bước vào con đường làm kỹ thuật dụ Yến cũng có khả năng riêng của người đó, sẽ có điểm mạnh riêng và theo mỗi trường phái dụ khác nhau.
Nhưng tại sao có nhiều nhà Yến lại thất bại? Con số thống kê các nhà Yến thất bại cao ngất ngưỡng  lên tới 90%. Như vậy là cứ trung bình 10 nhà Yến thì chỉ có 1 nhà Yến thành công. Bên cạnh đó, các nhà Yến hiện nay đa số dưới sự xây dựng của mỗi chuyên gia dụ Yến nhưng vẫn chịu sự thất bại. Dụ Yến nhưng chim không vào nhà là lỗi tại ai? Chim trời cá nước hay kỹ thuật lang băm? Hãy tìm rõ nguyên nhân trước khi bắt tay vào 1 công việc hoàn toàn mới mẽ, tránh sự mất mát tiền bạc và tâm trí không đáng phải mắc phải.

Tôi chỉ có thể giúp bạn đọc một vài lưu ý trước khi xây 1 nhà Yến:

1/ Vị trí địa lý lý tưởng cho nhà Yến?
- Gần nguồn thức ăn của Yến (Sông nước, kênh rạch, cây nhiều, cánh đồng, bãi cỏ v.v. đây là những nơi tạo nên nguồn thức ăn dồi dào cho Yến)
- Tránh xa các khu vực: Nhà máy, xưởng, nơi ồn ào đông đúc, nơi mà không khí ô nhiễm.
2/ Diện tích lý tưởng cho nhà Yến? 

- Tối thiểu rộng 5m x dài 15m. Lý tưởng: 7 x 20 m hoặc hơn.
- Chiều cao của nhà Yến: tùy theo các nhà kế bên bạn. Nhà Yến bạn phải ít nhất cao bằng nhà bên cạnh. Bạn phải tưởng tượng đường chim bay như thế nào vào nhà 1 cách thoải mái. Được như vậy dụ chim vào nhà mới thành công.
3/ Kiến trúc của nhà Yến sẽ như thế nào?
- Rất quan trọng vì nếu không hiểu rõ đặc tính bay của Yến, bạn sẽ thất bại vì không giữ được chim khi vào nhà.
5/ Chuyên Gia Dụ Yến hàng loạt trên thị trường. Nên chọn ai ? Giá thành? Hiệu quả?
- Tìm rõ các nhà Yến đã làm và thành công bởi chuyên gia đó. Yêu cầu chuyên gia phải thường xuyên túc trực nhà Yến đang xây để đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn. Chứ không phải tới ngày bàn giao lấy tiền mới mò mặt tới vài phút bàn giao rồi phó xác nhà Yến cho trời theo kiểu "giao con bỏ chợ" "sống chết mặc bay".
6/ Đặt chỉ tiêu trong năm đầu cho nhà Yến:
- Thông thường mỗi vị trí sẽ có mức độ thành công khác nhau. Nhiều hay ít không chỉ phụ thuộc vào trình độ dụ Yến mà còn ở vị trí có bao nhiêu chim.
- Nhưng bao quát, tối thiểu trong năm đầu chậm nhất nhà Yến của bạn phải đạt được 100 con hoặc trên 25 tổ mới gọi là bước đầu thành công.
8/ Mục đích xây nhà Yến của bạn? Thu nhập? Đam mê? Chứng tỏ đẳng cấp Đại Gia? Tặng bạn gái?
- Nếu là dân sành điệu, có tiền và muốn chơi Yến. Tôi khuyên bạn nên mua 1 căn nhà Yến có sẵn với số lượng 200 trở lên. Vì sát xuất thất bại sẽ rất thấp và việc dụ Yến sẽ dễ dàng hơn.
- Nếu là dân đầu tư bạn phải tìm hiểu rõ ràng để không phí tiền bạc. Không ít người đã dành hết số tiền đầu tư cho 1 nhà Yến và thất bại trắng tay.
- Nếu là đam mê tôi khuyên bạn nên có 1 việc làm ổn định thu nhập trước để có chi phí cho việc học tập vì rất tốn kém.


Đam mê theo con đường học hỏi

Picture

"Không thầy đố mày làm nên". Sau một thời gian tự tìm tòi và học hỏi. Tôi quyết định "Tầm Sư học Đạo". Cuối cùng tôi may mắn tìm được một người Thầy vĩ đại không những về kiến thức mà còn là người chịu truyền đạt tất cả những kinh nghiệm có được suốt gần chục năm cho tôi. Sau mấy khóa huấn luyện nâng cao chuyên nghiệp tại Malaysia cùng với Thầy. Tôi có thể tự mình nghiên cứu và phát triển niềm đam mê cho mình sau này. Xin cảm ơn Thầy! Tôi quyết định noi gương theo Thấy tôi rộng mở tấm lòng để giúp ích cho nhiều người.

Picture
Picture

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

Món Yến Sào phổ thông nhất

Món Yến Sào phổ thông nhất
Chè yến táo

Nguyên liệu:

Yến sào nguyên chất đã làm sạch : 10gr
Hạt sen tươi : 50gr
Nhãn nhục : 30gr
Táo đỏ khô: 10 trái
Đường phèn : 50 gr ( nhãn nhục đã có độ ngọt sẵn)
Chế biến:
Hạt sen tươi luộc 25-30 phút là chín, vớt ra để ráo nước. Lượt nước hạt sen lại cho trong
Để yến vào chén ngâm 30 phút. khi yến đã nở ngạn yến qua rây cho ráo nước, rồi cho yến vào 1 cái tô + một chén nước hạt sen , đem chưng cách thủy 30- 45 phút là được
Nhãn nhục rửa sạch để ráo.
Táo đỏ rửa sạch nấu 15 phút vớt ra cho vào nồi nước đường phèn
Đường phèn + 1 chén nước nấu tan, cho hạt sen + táo tàu + nhãn nhục nấu 15phút cho các nguyên liệu thấm đường
Múc Yến ra chén chan nước đừơng phèn , hạt sen, táo đỏ, nhãn nhục. Ăn nóng lạnh tùy ý thích.



Chè yến đường phèn
Nguyên liệu:
- Tổ yến đã qua sơ chế (xem phần hướng dẫn sơ chế), khoảng 5 Gr/ một lần ăn/ một người.
- Đường phèn liều lượng tùy thích (khoảng 3 muỗng cafe đường phèn hạt cho 5 Gr tổ yến),
- Nước để nguội .
- Một chén nhỏ (hay thố nhỏ) để chưng cách thủy.
- Một nồi vừa đủ để đựng chén (hay thố nhỏ).
Cách làm :
Bước 1: Tổ yến sau khi mua về
- Nếu là yến thô (còn nguyên tổ) chúng ta phải làm sạch lông và tạp chất (xem phần hướng dẫn sơ chế) trước khi qua bước 2.
- Nếu là yến đã qua sơ chế (yến đã làm sạch lông), chúng ta nên ngâm yến vào nước khoảng 20 phút rồi đổ bỏ nước đã ngâm và tiếp tục làm bước 2.
Bước 2: Cho tổ yến đã làm sạch và đường phèn vào một chén ăn cơm (hay thố nhỏ) cùng một lúc. Đổ nước đầy chén.
Bước 3: Đặt chén (hay thố nhỏ) ở trên vào nồi đã chuẩn bị, đổ nước vào nồi cho vừa ngập 1/4 thân của chén.
Bước 4: Đậy nắp nồi, cho lửa lớn vừa đủ đến khi nước sôi rồi vặn nhỏ lửa, thời gian chưng thông thường là 20 phút, có thể khác nhau theo từng loại, xin tham khảo thêm bảng thời gian ngâm nở và chưng cách thủy ở phần sơ chế để đạt kết quả tốt nhất.
Bước 5: Sau khi kiểm tra thấy tổ yến đã đạt được độ mềm cần thiết (theo ý thích tùy mỗi người), tắt lửa dùng yến nóng hay để lạnh đều được, có thể thêm 2 lát gừng để khử mùi tanh và thêm phần thơm ngon cho chén yến.
Lưu ý: Không nên chưng quá lâu so với thời gian trong bảng đã quy định, tổ yến có thể bị nhão, làm mất hương vị đặc trưng của tổ yến.


  

Chè yến sen

Nguyên liệu:
- 1/2 tổ yến
-12 hạt sen
-80g đường phèn
-400ml nước
-1 lát gừng mỏng
Cách làm món chè tổ yến hạt sen

Bước 1: Làm sạch tổ yến, ngâm khoảng 30 – 45 phút cho yến nở đều.
Bước 2: Nếu hạt sen tươi thì lột vỏ, sử dụng cây tăm xuyên bỏ tim hột sen, làm đến đâu thả ngâm trong thau nước sạch đến đó.
Hạt sen khô thì ngâm trong nước nóng khoảng 1-2g rồi mở lên cho khi mềm là vớt ra.
Bước 3: Đường phèn tán nhỏ, lưu ý nếu đường không sạch phải nhúng nhanh qua nước sôi. Gừng non gọt vỏ, cắt lát mỏng, tùy thích.
Bước 4: Chia vào mỗi chén 2/3 muỗng súp yến đã chế biến cho nở mềm, 10-12 hạt sen, 1/2 muỗng súp đường phèn hoặc ít hơn chút, một lát gừng, cho thêm nước và hấp cách thủy khoảng 20 phút cho đến khi mềm hạt sen, tan hết đường. Khi lấy ra, cho thêm chút nước ấm nếu bạn thích ăn món chè yến lạt hơn.

3. Thưởng thức: Lấy món chè tổ yến hạt sen ra bát, có thể dùng nóng hay lạnh đều rất ngon có tác dụng bổ phổi, đẹp da, giúp ngủ ngon


Chuyên gia nuôi Yến

Nói về chúng tôi

Gửi thư đến - Hùng Yến

Tên

Email *

Thông báo *

© diendan2conyen All copy rights | Designed by Of-all-time.com